Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?
Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?
Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận.
Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?
Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào?
Trong các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào?
Thử đề ra kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học nếu em chưa có.
Bài tiết là gì? Hoạt động bài tiết có vai trò quan trọng như thế nào vói cơ thể người? Cho ví dụ minh hoạ.
Thành phẩn của nuớc tiểu đẩu khác vói máu như thế nào?
Vì sao có sự khác nhau về thành phần của nước tiểu đầu và máu?
Sự tạo thành nước tiểu đã diễn ra như thế nào?
Thành phần nuớc tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở những điểm nào?
Quá trình tạo nước tiểu gổm những giai đoạn nào? Mỗi giai đoạn có gì khác nhau?
Hệ bài tiết nước tiểu của người có thể bị gây hại như thế nào?
Vì sao có sự khác nhau về thành phần nước tiểu chính thức và nước tiểu đầu?
Làm thế nào để có một hệ bài tiết nước tiểu khoẻ mạnh? Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó?
Các cơ quan bài tiết quan trọng là:
A. Da bài tiết mồ hôi
B. Thận bài tiết nước tiểu.
C. Phổi thải khí cacbonic
D. Cả A, B và C.
Cơ quan bài tiết có vai trò
A. Đảm bảo cho thành phần ở môi trường trong ổn định.
B. Tạo điều kiện cho các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.
C. Thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
D. Cả A, B và C.
Chất hoà tan được lọc qua nang cầu thận và được tái hấp thu hoàn toàn là
A. Glucôzơ.
B. Prôtêin
C. Nước.
D. Crêatin
Chất hoà tan được lọc qua nang cầu thận và không được tái hấp thu hoàn toàn là
A. Glucôzơ.
B. Prôtêin.
C. Nước.
D. Crêatin.
Không nên nhịn tiểu lâu vì
A. Hạn chế các vi khuẩn gây bệnh.
B. Tăng khả năng tạo sỏi thận.
C. Tăng khả năng tạo thành nước tiểu.
D. Cả A và B.
Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan theo thứ tự
A. Thận, cầu thận, bóng đái.
B. Thận, ống thận, bóng đái.
C. Thận, bóng đái, cầu thận.
D. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là
A. Hai quả thận
B. Ống dẫn nước tiểu.
C. Bóng đái
D. Ống đái.
Thận có cấu tạo gồm
A. Phần vỏ, phần tuỷ, bể thận.
B. Phần vỏ, phần tuỷ với các đơn vị chức năng.
C. Phần vỏ, phần tuỷ với các đơn vị chức năng và các ống góp, bể thận.
D. Phần vỏ, phần tuỷ, bể thận, ống dẫn nước tiểu.
Ở thận, các đơn vị chức năng gồm
A. Nang cầu thận, cầu thận
B. Nang cầu thận, ống thận.
C. Ống thận, cầu thận
D. Cầu thận, nang cầu thận, ống thận.
Sản phẩm chủ yếu của hệ bài tiết là
A. Cacbonic, mồ hôi, nước tiểu
B. Cacbonic, ôxi, chất thải
C. Mồ hôi, nước tiểu, các chất vô cơ
D. Cả A và B.
Các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu là
A. Thường xuyên giữ vệ sinh cho cơ thể.
B. Khẩu phần ăn hợp lí.
C. Đi tiểu đúng lúc.
D. Cả A, B và C.
Các cơ quan thực hiện chức năng bài tiết gồm
A. Da thải loại mồ hôi.
B. Hệ hô hấp thải loại cacbonic.
C. Hệ bài tiết lọc và bài tiết nước tiểu.
D. Cả A, B và C.
Quá trình lọc máu có đặc điểm
A. Diễn ra ở cầu thận và tạo ra nước tiểu đầu.
B. Diễn ra ở ống thận và tạo nước tiểu chính thức.
C. Diễn ra ở ống thận và tạo nước tiểu đầu.
D. Diễn ra ở cầu thận và tạo ra nước tiểu chính thức.
Sự tạo thành nước tiểu có đặc điểm
A. Diễn ra liên tục.
B. Diễn ra gián đoạn.
C. Tuỳ từng thời điểm có thể liên tục hoăc gián đoạn.
D. Diễn ra khi trao đổi chất quá nhiều.
Các tác nhân có thể gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu là
A. Các chất độc trong thức ăn
B. Khẩu phần ăn không hợp lí
C. Các vi trùng gây bệnh
D. Cả A, B và C.
Sự bài tiết nước tiểu có đặc điểm
A. Diễn ra liên tục.
B. Diễn ra gián đoạn.
C. Tuỳ từng thời điểm có thể liên tục hoặc gián đoạn.
D. Diễn ra khi trao đổi chất quá nhiều.
Sự tạo thành nước tiểu và bài tiết nước tiểu có đặc điểm khác nhau là
A. Máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục.
B. Do nước tiểu chỉ được bài tiết ra khỏi cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml nên bài tiết nước tiểu là gián đoạn.
C. Do cấu tạo của cơ quan bài tiết.
D. Cả A và B.
Khẩu phần ăn hợp lí có tác dụng
A. Hạn chế tác hại của chất độc.
B. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lọc máu được liên tục.
C. Tránh cho thận làm việc nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi.
D. Cả A, B và C.
Thường xuyên giữ vệ sinh cho hệ bài tiết có tác dụng
A. Hạn chế tác hại của chất độc.
B. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lọc máu được liên tục.
C. Tránh cho thận làm việc nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi.
D. Hạn chế tác hại của các vi sinh vật.
Đi tiểu đúng lúc có tác dụng
A. Hạn chế tác hại của chất độc.
B. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo thành nước tiểu được liên tục.
C. Tránh làm việc nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi.
D. Hạn chế tác hại của các vi sinh vật.
Bài tiết giúp cơ thể thải loại ... (1) ... và ... (2) ... Hoạt động bài tiết do các cơ quan bài tiết như ...(3)... đảm nhiệm.
A. Da, phổi, thận
B. Các chất thải
C. Các chất độc hại
Nước tiểu chính thức đổ vào ...(1)..., qua ...(2)... xuống tích trữ ở ...(3)..., rồi được thải ra ngoài nhờ hoạt động cơ vòng ống đái, cơ bóng đái và ...(4)...
A. Cơ bụng
B. Bể thận
C. Ống dần nước tiểu
D. Bóng đái
Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở ...(1)... đầu tiên là quá trình ...(2)... ở cầu thận để ...(3)... ở nang cầu thận.
A. Cầu thận
B. Tạo thành nước tiểu đầu
C. Tạo nước tiểu chính thức
D. Lọc máu
Sự tạo thành nước tiểu ...(1)... nhưng sự bài tiết nước tiểu ...(2)... Thực chất ...(3)... là lọc máu, thải bỏ các chất cặn bã và các chất độc ra khỏi cơ thể.
A. Diễn ra gián đoạn
B. Diễn ra liên tục
C. Quá trình tạo thành nước tiểu
D. Quá trình bài tiết nước tiểu
Ghép nội dung ở cột 1 với cột 2 cho phù hợp và điền kết quả vào cột 3.
Cột 1 | Cột 2 | Cột 3 |
1. Máu được lọc sạch là 2. Máu có nhiều chất thải là |
A. máu từ tĩnh mạch ra khỏi thận. B. máu động mạch vào thận. |
1... 2... |
Ghép nội dung ở cột 1 với cột 2 cho phù hợp và điền kết quả vào cột 3.
Cột 1 | Cột 2 | Cột 3 |
1.Khi cầu thận bị viêm 2. Đường dẫn nước tiểu bị nghẽn 3. Tế bào Ống thận bị tổn thương |
A. quá trình lọc máu bị ngừng trệ. B. quá trình hấp thụ lại các chất bị rối loạn. C. hoạt động bài tiết nước tiểu bị ách tắc. |
1... 2... 3... |
Ghép nội dung ở cột 1 với cột 2 cho phù hợp và điền kết quả vào cột 3.
Cột 1 | Cột 2 | Cột 3 |
1. Quá trình lọc máu | A. các chất dinh dưỡng, các ion được hấp thụ lại | 1... |
2. Quá trình hấp thụ lại | B. các chất độc hại được bài tiết tiếp | 2... |
3. Quá trình bài tiết tiếp | C. các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn hơn lõ lọc nên vẫn ở lại trong máu | 3... |
Câu nào đúng ghi Đ và câu nào sai ghi S vào ô trống:
Câu | Đúng | Sai |
1. Bài tiết giúp cơ thể thải loại các chất cặn bã. 2. Hệ bài tiết nước tiểu gồm thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. 3. Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận. 4. Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra không liên tục. |
Câu nào đúng ghi Đ và câu nào sai ghi S vào ô trống:
Câu | Đúng | Sai |
1. Bài tiết giúp cơ thể thải loại các chất dư thừa và độc hại. 2. Nước tiểu đầu có nhiều tế bào máu và prôtêin. 3. Máu có các tế bào máu và prôtêin. 4. Nước tiểu chính thức gần như không còn các chất dinh dưỡng. 5. Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng không bị ảnh hưởng bởi ống thận. |
Điền dấu X vào ô phù hợp trong bảng sau:
|
Nước tiểu đầu |
Nước tiểu chính thức |
Nồng độ các chất hoà tan loãng |
|
|
Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc |
|
|
Nồng độ các chất thải và các chất độc thấp |
|
|
Nồng độ các chất dinh dưỡng cao |
|
|
Nồng độ các chất dinh dưỡng thấp |
|
|
Nồng độ các chất thải và các chất độc cao |
|
|
Copyright © 2021 HOCTAPSGK