Trang chủ Lớp 10 Hóa học Lớp 10 SGK Cũ Chương 2: Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học Và Định Luật Tuần Hoàn

Chương 2: Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học Và Định Luật Tuần Hoàn

Chương 2: Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học Và Định Luật Tuần Hoàn

Lý thuyết Bài tập

Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là:

A. 3.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Chọn đáp số đúng.

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn là:

A. 3 và 3.                    

B. 3 và 4                      

C. 4 và 4              

D. 4 và 3

Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là:

A. 8 và 18            

B. 18 và 8        

C. 8 và 8.            

D. 18 và 18

Chọn đáp án đúng?

Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào?

A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.

C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột.

D. Cả A, B, C.

Chọn đáp án đúng nhất.

Tìm câu sai trong các câu sau đây:

A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.

B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhận tăng dần.

C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.

D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.

Hãy cho biết nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

a) Nhóm nguyên tố là gì?

b) Bảng tuần hoàn các nguyên tố có bao nhiêu cột?

c) Bảng tuần hoàn có bao nhiêu nhóm A?

d) Bảng tuần hoàn có bao nhiêu nhóm B? Các nhóm B gồm bao nhiêu cột?

e) Những nhóm nào chứa nguyên tố s? Những nhóm nào chứa nguyên tố p? Những nhóm nào chứa nguyên tố d?

Hãy cho biết quan hệ giữa số thứ tự của nhóm A và số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm?

Hãy cho biết số electron thuộc lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố Li, Be, B, C, N, O, F, Ne?

Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có:

A. Số electron như nhau

B. Số lớp electron như nhau

C. Số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.

D. Cùng số electron s hay p.

Chọn đáp án đúng?

Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do:

A. Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

B. Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

C. Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì đầu).

D. Sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

Chọn đáp án đúng.

Những nguyên tố thuộc nhóm A nào là các nguyên tố s, nguyên tố p? Số electron thuộc lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố s và p khác nhau thế nào?

Những nguyên tố nào đứng đầu các chu kì? Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó có đặc điểm chung gì?

Những nguyên tố nào đứng cuối các chu kì? Cấu hình electron của nguyên tử của các nguyên tố đó có đặc điểm chung gì?

Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hỏi:

a) Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp electron ngoài cùng?

b) Các electron ngoài cùng nằm ở lớp electron thứ mấy?

c) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố trên?

Một số nguyên tố có cấu hình electron của nguyên tử như sau:

1s22s22p4;                                  

1s22s22p3;

1s22s22p63s23p1;                          

1s22s22p63s23p5.

a) Hãy xác định số electron hóa trị của từng nguyên tử.

b) Hãy xác định vị trí của chúng (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Trong một chu kì, bán kính nguyên tử các nguyên tố:

A. tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

B. giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

C. giảm theo chiều tăng của tính phi kim.

D. B và C đều đúng.

Chọn đáp án đúng nhất.

Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố:

A. tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

B. giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

C. giảm theo chiều giảm của tính kim loại.

D. A và C đều đúng.

Chọn đáp án đúng nhất?

Những tính chất nào sau đây biến đổi tuần hoàn?

a) Hóa trị cao nhất với oxi.                 

b) Nguyên tử khối.                           

c) Số electron lớp ngoài cùng.

d) Số lớp electron.

e) Số electron trong nguyên tử.

Các nguyên tố halogen được sắp xếp theo chiều bán kính nguyên tử giảm dần (từ trái sang phải) như sau:

A. I, Br, Cl, F.

B. F, Cl, Br, I.                               

C. I, Br, F, Cl.                     

D. Br, I, Cl, F.

Chọn đáp án đúng.

Các nguyên tố của chu kì 2 được sắp xếp theo chiều giá trị độ âm điện giảm dần (từ trái sang phải) như sau:

A. F, O, N, C, B, Be, Li.

B. Li, B, Be, N, C, F, O.

C. Be, Li, C, B, O, N, F.

D. N, O, F, Li, Be, B, C.

Chọn đáp án đúng?

Oxit cao nhất của 1 nguyên tố R ứng với công thức RO2. Nguyên tố R đó là:

A. Magie.            

B. Nitơ.            

C. Cacbon.            

D. Photpho.

Chọn đáp án đúng?

Theo quy luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì:

A. phi kim mạnh nhất là iot.

B. kim loại mạnh nhất là liti.

C. phi kim mạnh nhất là flo.

D. kim loại yếu nhất là xesi.

Chọn đáp án đúng.

Viết cấu hình electron của nguyên tử magie (Z = 12). Để đạt được cấu hình electron của nguyên tử khí hiểm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử magie nhận hay nhường bao nhiêu electron? Magie thể hiện tính chất kim loại hay phi kim?

Viết cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh S (Z = 16). Để đạt được cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử lưu huỳnh nhận hay nhường bao nhiêu electron? Lưu huỳnh thể hiện tính chất kim loại hay phi kim?

Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. X thuộc nhóm VA.

B. A, M thuộc nhóm IIA.

C. M thuộc nhóm IIB.

D. Q thuộc nhóm IA.

Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19.

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Cả 4 nguyên tố trên thuộc 1 chu kì.                     

B. M, Q thuộc chu kì 4.

C. A, M thuộc chu kì 3.

D. Q thuộc chu kì 3.

Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có số thứ tự 16, nguyên tố X thuộc:

A. chu kì 3, nhóm IVA.                      

B. chu kì 4, nhóm VIA.      

C. chu kì 3, nhóm VIA.               

D. chu kì 4, nhóm IIIA.

Chọn đáp án đúng.

Dựa vào vị trí của nguyên tố Mg (Z = 12) trong bảng tuần hoàn.

a) Hãy nêu các tính chất sau của nguyên tố:

- Tính kim loại hay tính phi kim.

- Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi.

- Công thức của oxit cao nhất, của hiđroxit tương ứng và tính chất của nó.

b) So sánh tính chất hóa học của nguyên tố Mg (Z = 12) với Na (Z = 11) và Al (Z = 13).

a) Dựa vào vị trí của nguyên tố Br (Z = 35) trong bảng tuần hoàn, hãy nêu các tính chất sau:

- Tính kim loại hay tính phi kim.

- Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi và với hiđro.

- Công thức hợp chất khí của brom với hiđro.

b) So sánh tính chất hóa học của Br với Cl (Z = 17) và I (Z = 53).

Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất ? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất?

b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình ? Nhóm nào gồm hầu hết những nguyên tố phi kim điển hình?

e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

Nguyên tố atatin At (Z = 85) thuộc chu kì 6, nhóm VIIA. Hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của nó và so sánh với các nguyên tố khác trong nhóm?

a) Căn cứ vào đâu mà người ta xếp các nguyên tố thành chu kì, nhóm?

b) Thế nào là chu kì? Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì nhỏ, bao nhiêu chu kì lớn ? Mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố?

Tìm câu sai trong những câu dưới đây:

A. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

B. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.

C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một chu kì có số electron bằng nhau.

D. Chu kì thường bắt đầu là một kim loại kiềm, kết thúc là một khí hiếm (trừ chu kì 1 và chu kì 7 chưa hoàn thành).

Từ trái sang phải trong một chu kì, tại sao bán kính nguyên tử các nguyên tố các nguyên tố giảm thì tính kim loại giảm, tính phi kim tăng?

Trong bảng tuần hoàn, các nhóm A nào gồm hầu hết các nguyên tố kim loại, nhóm A nào gồm hầu hết các nguyên tố phi kim, nhóm A nào gồm các nguyên tố khí hiếm? Đặc điểm số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong các nhóm trên?

Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử của một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28:

a) Tính nguyên tử khối.

b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.

Một nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn:

a) Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp electron ngoài cùng 

b) Lớp electron ngoài cùng là lớp electron thứ mấy?

c) Viết số electron ở từng lớp electron?

Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong hợp chất của nó với hiđro có 5,88% H về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó?

Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH4, oxit cao nhất của nó chứa 53,3% H về khối lượng. Tìm nguyên tử khối nguyên tố đó?

Khi cho 0,6 g một kim loại nhóm IIA tác dụng với nước tạo ra 0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Xác định kim loại đó?

Nguyên tử các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là:

A. 3.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Chọn đáp án đúng.

Số nguyên tố trong chu kì 3 và chu kì 5 là:

A. 8 và 18.

B. 18 và 8.

C. 8 và 8.

D. 18 và 18.

Chọn đáp án đúng.

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là:

A. 3 và 3.

B. 3 và 4.

C. 4 và 4.

D. 4 và 3.

Chọn đáp án đúng.

Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho ta biết những thông tin gì?

Vì sao chu kì 2 và chu kì 3, mỗi chu kì có 8 nguyên tố?

a) Nhóm nguyên tố là gì?

b) Các nguyên tố s, p, d, f thuộc những nhóm nào trong bảng tuần hoàn?

Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố từ Z = 1 đến Z = 20.

Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố selen (Z = 34), kripton (Z = 36) và xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại được lặp lại giống như chu kì trước là do:

A. sự lặp lại tính kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

B. sự lặp lại tính phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

C. sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

D. sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

Hãy chọn đáp án đúng.

Dựa vào bảng 2.1, hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố sau đây: H, He, Li, Na, K, Ga, O, S, Cl, Br.

Cho nguyên tử các nguyên tố có: Z = 8, Z = 9, Z = 17, Z = 19. Hãy xác định số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố đó, số thứ tự nhóm và chu kì chứa các nguyên tố đó.

Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 18 và Z = 19. Tại sao nguyên tố có Z = 18 ở chu kì 3, còn nguyên tố có Z = 19 lại ở chu kì 4?

Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 20; 21; 24; 29; 30. Cấu hình electron của chúng có đặc điểm gì? Tại sao Cu ở nhóm IB, Zn ở nhóm IIB?

Sự phân bố electron vào các AO của nguyên tử các nguyên tố C, Ca, Fe và Br sau đây đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng.

Trong một chu kì, bán kính nguyên tử các nguyên tố:

A. tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

B. giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

C. giảm theo chiều tăng của độ âm điện.

D. Cả B và C.

Chọn đáp án đúng nhất.

Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố:

A. tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

B. giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

C. giảm theo chiều tăng của độ âm điện.

D. Cả A và C.

Chọn đáp án đúng nhất.

Độ âm điện đặc trưng cho khả năng:

A. hút electron của nguyên tử trong phân tử.

B. nhường electron của nguyên tử này cho nguyên tử khác.

C. tham gia phản ứng mạnh hay yếu.

D. nhường proton của nguyên tử này cho nguyên tử khác.

Chọn đáp án đúng.

Hãy cho biết sự biến đổi năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một chu kì và trong cùng một nhóm A.

Nếu không xét khí hiếm thì năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử nguyên tố nào lớn nhất, của nguyên tử nguyên tố nào nhỏ nhất?

Độ âm điện của một nguyên tử là gì? Quy luật biến đổi giá trị độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong các nhóm A như thế nào?

Nguyên tử của các nguyên tố nào có giá trị độ âm điện lớn nhất?

Cho biết quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm A, giải thích.

Hãy cho biết sự biến đổi về tính axit-bazơ của các oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng của các nguyên tố trong một chu kì và theo một nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

Hãy phát biểu định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học và lấy các ví dụ về cấu hình electron nguyên tử, tính chất của các đơn chất và tính chất của các hợp chất để minh họa.

Những đại lượng và tính chất nào của nguyên tố hóa học (ghi dưới đây) biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử?

a) Khối lượng nguyên tử.

b) Số thứ tự.

c) Bán kính nguyên tử.

d) Tính kim loại.

e) Tính phi kim

f) Năng lượng ion hóa thứ nhất.

i) Tinh axit-bazơ của hiđroxit.

k) Cấu hình electron nguyên tử lớp ngoài cùng.

Cho các nguyên tố X, Y, z có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 9, 16, 17.

a) Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

b) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính phi kim tăng dần.

Cho các nguyên tố A, B, C, D có số hiệu nguyên tử lần lượt 11, 12, 13, 14

a) Viết cấu hình electron nguyên tử của chúng.

b) Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

c) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính kim loại tăng dần.

Dựa vào sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố, hãy đoán nhận sự biến đổi về năng lượng ion hóa thứ nhất, độ âm điện, tính kim loại của các kim loại nhóm IA.

Theo quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì:

A. phi kim mạnh nhất là iot.

B. kim loại mạnh nhất là liti.

C. phi kim mạnh nhất là flo.

D. kim loại yếu nhất là xesi.

Chọn đáp án đúng.

Cho nguyên tố X (Z = 12), hãy cho biết:

- Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X.

- Tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố X.

Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy nêu:

a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất.

b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm những nguyên tố phi kim điển hình?

e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

Nguyên tử của hai nguyên tố có Z = 25 và Z = 35.

a) Xác định số thứ tự chu kì và nhóm của các nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn.

b) Nêu tính chất hóa học Cơ bản của hai nguyên tố đó.

Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 16.

- Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X.

- Cho biết tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố X.

Bảng dưới đây cho biết bán kính nguyên tử và năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử một số nguyên tố.

- Bán kính nguyên tử (nm): 

+ Na: 0,157

+ Mg: 0,136

+ Al: 0,125

+ Si: 0,117

+ P: 0,110

+ S: 0,104

+ Cl: 0,099

- Năng lượng ion hóa thứ nhất (kJ/mol):

+ Na: 497

+ Mg: 738

+ Al: 578

+ Si: 786

+ P: 1012

+ S: 1000

+ Cl: 1251

Dựa vào các dữ kiện trên, hãy rút ra những nhận xét sau:

a) Sự biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong chu kì.

b) Sự biến đổi năng lượng ion hóa I1 của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì.

Phát biểu định luật tuần hoàn và cho biết nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Nguyên tố clo thuộc chu kì 3 và nhóm VIIA, hãy cho biết đặc điểm và cấu hình electron nguyên tử và tính chất hóa học cơ bản của clo.

Nguyên tố natri thuộc chu kì 3 và nhóm IA, hãy cho biết đặc điểm về cấu hình electron nguyên tử và tính chất hóa học cơ bản của natri.

Hãy so sánh tính kim loại của Mg (Z = 12) với Na (Z = 11) và Al (Z = 13).

Những câu sau đây, câu nào sai?

A. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

B. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.

C. Nguyên tử của các nguyên tố cùng chu kì có số electron bằng nhau.

D. Chu kì bao giờ cũng bắt đầu là một kim loại kiềm, cuối cùng là một khí hiếm. (trừ chu kì 1)

a) Dựa trên các nguyên tắc nào người ta xếp các nguyên tố thành chu kì, nhóm?

b) Thế nào là chu kì? Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì nhỏ, bao nhiêu chu kì lớn? Mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố?

Trong bảng tuần hoàn, nhóm A nào gồm tất cả các nguyên tố là kim loại? Nhóm nào gồm hầu hết các nguyên tố phi kim?Nhóm nào gồm các nguyên tố khí hiếm? Đặc điếm số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong các nhóm trên.

Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28.

a) Tính nguyên tử khối.

b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.

Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong hợp chất của nó với hiđro có 5,88% hiđro về khối lượng. Xác định nguyên tố đó.

Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3% oxi về khối lượng. Tìm nguyên tố đó.

Khi cho 0,6 gam một kim loại nhóm IIA tác dụng hết với nước tạo ra 0,336 lít khí hiđro (ở điều kiện tiêu chuẩn). Xác định kim loại đó.

Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25.

a) Viết cấu hình electron để xác định hai nguyên tố A và B thuộc chu kì nào, nhóm nào.

b) So sánh tính chất hóa học của chúng.

Cho 8,8 gam một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIIA, tác dụng với HCl dư thì thu được 6,72 lít khí hiđro ở điều kiện tiêu chuẩn. Dựa vào bảng tuần hoàn cho biết tên của hai kim loại đó.

Nguyên tố X có cấu hình electron như sau: 1s22s22p63s23p63d54s1

Hãy xác định:

a) Vị trí của X trong bảng tuần hoàn.

b) Nêu tính chất hóa học cơ bản của X.

Viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố trong nhóm IA: Li, Na, K, Rb, Cs. Hãy sắp xếp các nguyên tố đó theo chiều giảm dần của bán kính nguyên tử, giải thích.

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK