Trang chủ Học tập Lớp 7 Soạn Văn 7 Kết nối tri thức

Soạn văn 7 trang 96 Kết nối tri thức - Tập 1

Soạn bài Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi - Kết nối tri thức 7

Ngữ văn lớp 7 trang 96 sách Kết nối tri thức tập 1

Văn bản Bài thơ "Đường núi" của Nguyễn Đình Thi sẽ được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn 7. Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 7: Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi, rất hữu ích.

Soạn bài Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi
Soạn bài Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học lớp 7 sinh khi chuẩn bị bài. Mời tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Soạn bài Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi - Mẫu 1

Câu 1. Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương.

- Trước khi đọc: Bài thơ đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên thanh bình cùng với tình yêu thiên nhiên, lòng yêu cuộc sống của tác giả.

- Sau khi đọc: Sự tài hoa, tinh tế của Nguyễn Đình Thi trong cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để tạo nên một bức tranh siêu thực với nhiều mảng không gian khác nhau.

Câu 2. Bài bình thơ gây được ấn tượng như thế nào đối với em? Câu nào, ý nào trong đó khiến em phải suy nghĩ sâu hơn về bài thơ đã đọc?

- Bài bình thơ giúp người đọc tiếp nhận tác phẩm với nhiều khía cạnh khác nhau.

- Những câu văn:

  • Bài thơ như bức tranh chấm phá vài nét chiều rừng tiết kiệm cả nét lẫn màu ấy lại thấy nổi rõ lên lòng yêu đất đai thôn bản say đắm của người viết.
  • Âm điệu câu thơ là âm điệu của nội tâm, vần bị bỏ rơi. Chỗ nào tâm tình lắng lại thì âm điệu câu thơ lắng lại, chơi vơi, thanh nhẹ. Câu thơ 5 chữ hay 6 chữ không phải do vần điệu thể loại quy định mà do tâm tình tác giả.
  • Độ dài câu thơ có tác dụng như một sự ngưng đọng, sự lắng nghe từ trong kí ức người những ánh lửa bếp chiều, những tia khói xanh trên mái lá.
  • Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh.

Câu 3. Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ như thế nào? Theo em, sự đồng cảm này có ý nghĩa gì?

- Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ: Cảm nhận được những rung động, tình cảm tinh tế, kín đáo mà tác giả dành cho thiên nhiên, con người.

- Sự đồng cảm này có ý nghĩa: Cho thấy người bình thơ có một vốn am hiểu sâu sắc, tâm hồn tinh thế để có thể hiểu được những điều mà nhà thơ muốn gửi gắm qua tác phẩm.

Câu 4. Theo em, vì sao Vũ Quần Phương lại khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả”?

Phong cảnh bài thơ mạng đậm vị tâm hồn của tác giả, đó là tâm hồn yêu say đắm đồng đất, núi rừng, làng mạc, nước non; là cái nhìn ngất ngây với sương mây, rì rào với tiếng suối;...

Câu 5. Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung những gì?

Bổ sung: Hiệu quả của một số biện pháp tu từ trong bài thơ; Phân tích một vài câu thơ đặc sắc…

Soạn bài Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi - Mẫu 2

Câu 1. Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương.

Bài thơ “Đường núi” của tác giả Nguyễn Đình Thi đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Tác phẩm đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên thanh bình cùng với tình yêu thiên nhiên, lòng yêu cuộc sống của tác giả. Khi đọc bài bình thơ của Vũ Quần Phương, chúng ta có thể tiếp cận bài thơ ở nhiều khía cạnh hơn. Không chỉ vậy, mỗi người còn cảm nhận được sự tinh tế của Nguyễn Đình Thi trong cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để tạo nên một bức tranh siêu thực với nhiều mảng không gian khác nhau.

Câu 2. Bài bình thơ gây được ấn tượng như thế nào đối với em? Câu nào, ý nào trong đó khiến em phải suy nghĩ sâu hơn về bài thơ đã đọc?

- Bài bình thơ ngắn gọn, dễ hiểu.

- Những câu, ý khiến em phải suy nghĩ sâu hơn về bài thơ đã đọc:

  • Bài thơ như bức tranh chấm phá vài nét chiều rừng tiết kiệm cả nét lẫn màu ấy lại thấy nổi rõ lên lòng yêu đất đai thôn bản say đắm của người viết.
  • Âm điệu câu thơ là âm điệu của nội tâm, vần bị bỏ rơi. Chỗ nào tâm tình lắng lại thì âm điệu câu thơ lắng lại, chơi vơi, thanh nhẹ. Câu thơ 5 chữ hay 6 chữ không phải do vần điệu thể loại quy định mà do tâm tình tác giả.
  • Độ dài câu thơ có tác dụng như một sự ngưng đọng, sự lắng nghe từ trong kí ức người những ánh lửa bếp chiều, những tia khói xanh trên mái lá.
  • Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh.

Câu 3. Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ như thế nào? Theo em, sự đồng cảm này có ý nghĩa gì?

- Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ: Hiểu được rung cảm tinh tế của Nguyễn Đình Thi.

- Sự đồng cảm này có ý nghĩa giúp Vũ Quần Phương có thể cảm nhận được tư tưởng, tình cảm mà Nguyễn Đình Thi muốn gửi gắm trong bài thơ của mình.

Câu 4. Theo em, vì sao Vũ Quần Phương lại khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả”?

- Luồng không khí thân yêu trong trẻo, run rẩy phủ lấy phong cảnh ở trong bài thơ Đường núi được thể hiện qua buổi chiều vùng núi, có lối mòn, nắng nhạt, nhà sàn, khói bếp, gió nổi, trăng lên, áo chàm, tiếng hát, cánh đồng…

- Phong cảnh bài thơ mạng đậm vị tâm hồn của tác giả, đó là tâm hồn yêu say đắm đồng đất, núi rừng, làng mạc, nước non; là cái nhìn ngất ngây với sương mây, rì rào với tiếng suối;...

Câu 5. Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung những gì?

Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung thêm: Phân tích một vài câu thơ đặc sắc…

Liên kết tải về

pdf Soạn bài Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi - Kết nối tri thức 7
doc Soạn bài Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi - Kết nối tri thức 7 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK