Giải Toán 7 trang 64 Chân trời sáng tạo - Tập 2

Toán 7 Bài 4: Đường vuông góc và đường xiên

Giải Toán lớp 7 trang 64 sách Chân trời sáng tạo - Tập 2

Giải bài tập SGK Toán 7 Tập 2 trang 64, 65, 66 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các bài tập của Bài 4: Đường vuông góc và đường xiên.

Thông qua đó, các em sẽ biết cách giải toàn bộ các bài tập của bài 4 Chương 8 - Tam giác trong sách giáo khoa Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Toán 7 bài 4: Đường vuông góc và đường xiên Chân trời sáng tạo

Giải Toán 7 Chân trời sáng tạo trang 66 tập 2

Bài 1

a) So sánh các góc của tam giác ABC có AB= 4 cm, BC = 7 cm, AC = 6 cm

b) So sánh các cạnh của tam giác ABC có \widehat{A} = 50°, \widehat{B} = 50°

Gợi ý đáp án:

a)

Bài 1

Xét ∆ABC ta có : AB < AC < BC

=> \widehat{ACB} < \widehat{ABC} < \widehat{BAC}

b)

Bài 1

Ta có: \widehat{A} = 50°, \widehat{B} = 50°

=> \widehat{A} =  \widehat{B}

=> ∆ABC cân tại C

=>  \widehat{C} =   180°- (\widehat{B} +  \widehat{A} ) = 180° - 100° = 80°.

Xét ∆ABC ta có: \widehat{ACB} > \widehat{CAB} = \widehat{CBA}

=> AB > CA = CB.

Bài 2

Cho tam giác ABC có \widehat{A} = 100° , \widehat{B} = 40°

a) Tìm cạnh lớn nhất của tam giác ABC

b) Tam giác ABC là tam giác gì? Vì sao?

Gợi ý đáp án:

Bài 2

a) Xét ∆ABC có: \widehat{C} = 180° - (\widehat{A} + \widehat{B}) =  180°  - 140° =  40°

=> \widehat{A} là góc lớn nhất của tam giác ABC

=> BC là cạnh có độ dài lớn nhất.

b) Xét ∆ ABC có: \widehat{C} = \widehat{B} = 40°

=> ∆ ABC cân tại A.

Bài 3

Cho tam giác ABC vuông tại A có\widehat{B} >45°

a) So sánh các cạnh của tam giác ABC

b) Lấy điểm K bất kì thuộc đoạn thẳng AC. So sánh độ dài BK và BC.

Gợi ý đáp án:

Bài 3

a) Xét ∆ ABC vuông tại A ta có:\widehat{A}  = 90°

=> BC là cạnh lớn nhất

+) \widehat{C} + \widehat{B} = 180° - \widehat{A} =180° -90° = 90°

\widehat{B} > 45°

=> \widehat{C} < 45°

=> \widehat{B} > \widehat{C}

=> AC > AB.

b) Lấy K thuộc đoạn AC

Có ∆ ABK vuông tại A => \widehat{BKA} là góc nhọn

=> \widehat{BKC} là góc tù (vì \widehat{BKA} +  \widehat{BKC} = 180^{o}).

∆ BKC có \widehat{BKC} là góc tù => BC là cạnh lớn nhất => BC > BK.

Bài 4

Quan sát hình 10:

a) Tìm đoạn ngắn nhất trong các đoạn BA, BM, BC.

b) Tìm đoạn ngắn nhất trong các đoạn MA, MN, MB.

c) Chứng minh rằng MA < BC.

Hình 10

Gợi ý đáp án:

a) Ta có: BA là đường vuông góc, BC và BM là đường xiên kẻ từ B đến AC.

Suy ra đoạn ngắn nhất: BA.

b) Ta có: MA là đường vuông góc, MN và MB là đường xiên kẻ từ M đến AB.

Suy ra đoạn ngắn nhất: MA.

c) Theo b có: BM > MA

+ Xét ∆AMB vuông tại A nên \widehat{BMA} là góc nhọn

=> \widehat{BMC} là góc tù (vì \widehat{BMA} + \widehat{BMC} = 180^{o}).

+ Xét tam giác BMC có \widehat{BMC} là góc tù

=> BC là cạnh có độ dài lớn nhất

=> BC > BM

=> BC > MA.

Bài 5

Trong Hình 11a, ta gọi độ dài đoạn thẳng AB là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song a và b.

a) Một thanh nẹp gỗ có hai cạnh song song. Chiều rộng của thanh nẹp gỗ là khoảng cách giữa hai cạnh đó.

Hãy cho biết có phải chiều rộng của thanh nẹp gỗ là khoảng cách ngắn nhất từ một điểm trên cạnh này đến một điểm trên cạnh kia không.

b) Muốn đo chiều rộng của thanh nẹp, ta phải đặt thước như thế nào? Tại sao?

Hình 11

Gợi ý đáp án:

a) Chiều rộng của thanh nẹp gỗ là khoảng cách giữa hai cạnh đó.

Xét khoảng cách giữa hai cạnh đó là độ dài đoạn AB, mà AB là đoạn ngắn nhất trong các đường kẻ từ A đến cạnh còn lại (đường vuông góc luôn nhỏ hơn đường xiên).

=> Chiều rộng của thanh gỗ là khoảng cách ngắn nhất từ một điểm trên cạnh này đến một điêm trên cạnh kia.

b) Muốn đo chiều rộng của thanh nẹp ta đặt thước sao cho cạnh thước vuông góc với hai cạnh song song của thước gỗ.

Liên kết tải về

pdf Toán 7 Bài 4: Đường vuông góc và đường xiên

Chủ đề liên quan

Học tập

Lớp 7

Toán 7 CTST

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK