Giải bài tập SGK Toán 7 Tập 2 trang 47, 48, 49, 50 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các bài tập của Bài 29: Làm quen với biến cố.
Thông qua đó, các em sẽ biết cách giải toàn bộ các bài tập của bài 29 Chương VIII - Làm quen với biến cố và xác suất của biến cố trong sách giáo khoa Toán 7 Tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn nhé:
Giải Toán 7 bài 29: Làm quen với biến cố sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 50 tập 2
Bài 8.1
Minh lấy ngẫu nhiên một viên bi trong một túi đựng 5 viên bi trắng và 5 viên bi đen có cùng kích thước. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể hay biến cố ngẫu nhiên?
A: "Minh lấy được viên bi màu trắng”.
B: “Minh lấy được viên bi màu đen”.
C: "Minh lấy được viên bi màu trắng hoặc màu đen".
D: “Minh lấy được viên bi màu đỏ”.
Gợi ý đáp án:
A: "Minh lấy được viên bi màu trắng”. -> Biến cố ngẫu nhiên.
B: “Minh lấy được viên bi màu đen”. -> Biến cố ngẫu nhiên.
C: "Minh lấy được viên bi màu trắng hoặc màu đen". -> Biến cố chắc chắn.
D: “Minh lấy được viên bi màu đỏ”. -> Biến cố không thể.
Bài 8.2
Có hai chiếc hộp, mỗi hộp đựng 6 tấm thẻ ghi các số 1; 2; 3; 4: 5; 6. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ mỗi hộp. Thay dấu “?” bằng các từ thích hợp trong các từ sau: chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên.
Biến cố | Loại biến cố |
Chênh lệch giữa hai số ghi trên hai tấm thẻ bé hơn 3 | |
Tổng các số ghi trên hai tấm thẻ bằng 7 | |
Tổng các số ghi trên hai tấm thẻ lớn hơn 1 | |
Chênh lệch giữa hai số ghi trên hai tấm thẻ bằng 6 |
Gợi ý đáp án:
Biến cố | Loại biến cố |
Chênh lệch giữa hai số ghi trên hai tấm thẻ bé hơn 3 | Ngẫu nhiên |
Tổng các số ghi trên hai tấm thẻ bằng 7 | Ngẫu nhiên |
Tổng các số ghi trên hai tấm thẻ lớn hơn 1 | Chắc chắn |
Chênh lệch giữa hai số ghi trên hai tấm thẻ bằng 6 | Không thể |
Bài 8.3
Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {2; 3; 5; 6; 7; 8; 10}. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể hay biến cố ngẫu nhiên?
A: “Số được chọn là số nguyên tố".
B: "Số được chọn là số bé hơn 11”.
C: "Số được chọn là số chính phương”.
D: "Số được chọn là số chẵn”.
E: “Số được chọn là số lớn hơn 1”.
Gợi ý đáp án:
A: “Số được chọn là số nguyên tố". -> Biến cố ngẫu nhiên.
B: "Số được chọn là số bé hơn 11”. -> Biến cố chắc chắn.
C: "Số được chọn là số chính phương”. -> Biến cố không thể.
D: "Số được chọn là số chẵn”. -> Biến cố ngẫu nhiên.
E: “Số được chọn là số lớn hơn 1”. -> Biến cố chắc chắn.