đọc bài thơ mây trắng của minh phúc trả lời câu hỏi
em thường rải cái nong
ra góc sân ngồi học
những đêm có trăng mọc
em chơi cho đến khuya
thường là xỉa cá mè
hay làm mèo đuổi chuột
những lúc mưa sậm hột
em bắt cái vòi cau
chảy vào giữa chum sâu
khi trời râm em vẽ
vẽ cô tiên lặng lẽ
rải hoa trên bầu trời
thế là bao đồng lúa
cứ chín vàng,vàng tươi
câu 1:xác định phương thức biểu đạt
câu 2: nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là
câu 3:hãy xác định cách ngắt nhịp đúng trong các câu thơ sau
a,em thường rải cái nong
b,ra góc sân ngời học
c,những đêm có trăng mọc
d,em chơi cho đến khuya
câu 4:trong bài thơ trên tác giả nhắc tới những trò chơi dân gian nào
câu 5:nếu em được vẽ tranh minh họa cho bài thơ,em sẽ chọn hình ảnh nào
câu6:em hiểu gì về trần đăng khoa qua những câu thơ sau
khi trời râm em vẽ
vẽ cô tiên lặng lẽ
rải hoa trên bầu trời
thế là bao đồng lúa
cứ chín vàng,vàng tươi
câu 7:dựa vào 2 đoạn thơ sau,viết khoảng 6-8 câu nêu cảm nhận về trăngtrong thơ của trần đăng khoa
1.những đêm có trăng mọc
em chơi cho đến khuya
thường là xỉa cá mè
hay làm mèo đuổi chuột
2.trăng ơi...từ đâu đến
hay từ 1 sân chơi
trăng bay như quả bóng
bạn nào đá lên trời
Câu `1`:
`-` PTBĐ: biểu cảm.
Câu `2`:
`-` NVTT: "Em"
Câu `3`:
`a)` Em `/` thường rải cái nong
`b)` Ra góc sân `/` ngồi học
`c)` Những đêm `/` có trăng mọc
`d)` Em chơi `/` cho đến khuya
Câu `4`:
`-` Các trò chơi dân gian tác giả nhắc đến là:
`+` rải cái nong
`+` xỉa cá mè
`+` mèo đuổi chuột
`+` bắt cái vòi cau
Câu `5`: Nếu em được vẽ tranh minh họa cho bài thơ,em sẽ chọn hình ảnh chơi trò "Mèo đuổi chuột". Vì trò chơi này rất dễ chơi, phù hợp với nhiều lứa tuổi, đáng yêu và gắn liền theo năm tháng.
Câu `6`:
Em hiểu rằng: Đó là những hình ảnh vô cùng bình dị, gần gũi, nhất là với những đứa trẻ nông thôn ( "bao đồng lúa" - "vàng tươi"). Những bức tranh, những khoảnh khắc thật đáng yêu!
Câu `7`:
Hình ảnh "trăng" trong những bài thơ của Trần Đăng Khoa thật gần gũi, bình dị. Trăng mang đến cho ta cảm giác nhẹ nhàng, mộng mơ. Hình ảnh "trăng" đem đến sự yên bình, thanh tịnh. Trăng được mô tả như một người bạn thân thiết, gắn liền với những tháng ngày tuổi thơ, để ta đăm chìm trong những trò chơi tuổi nhỏ. Những bài thơ về trăng mà Trần Đăng Khoa viết nên là những vầng trăng trong sáng, chan hòa, thân thuộc, gắn với nhiều cung bậc cảm xúc chân thành, mang nhiều giá trị nhân sinh sâu sắc, là những hình tượng vầng trăng đẹp trong tiến trình thơ hiện đại Việt Nam
`@` `4th2`
`1)`
`@` PTBĐ: Biểu cảm kết hợp với miêu tả và tự sự
`2)`
`@` Nhân vật trữ tình: "em"
`3)`
`@` Cách ngắt nhịp:`1` `/` `4` `->` thơ `5` chữ, nhịp`1` `/` `4` phù hợp:
`+` Em `/` thường rải cái nong
`+` Ra `/` góc sân ngồi học
`+` Những `/` đêm có trăng mọc
.....
`+` Vẽ `/` cô tiên lặng lẽ
.....
`+` Cứ `/` chín vàng, vàng tươi
`4)` Trong bài thơ trên, tác giả nhắc đến: xỉa cá mè, mèo đuổi chuột, rải cái nong, xỉa cái nong
`5)` Em sẽ chọn hình ảnh vẽ bầu trời trăng sát cảnh đồng quê, có những em bé ở trước sân cười nói, số khác lại chạy giỡn trong đêm trăng ấy
`6)` Em hiểu được nhà thơ yêu quý quê hương và những kỉ niệm trẻ thơ, yêu những gì đã qua là trời râm ran, vẽ cô tiên, vẽ hoa, vẽ lúa chín vàng. Có tâm hồn mộc mạc, yêu thiên nhiên, bức tranh đồng quê
`7)`
Qua bài thơ của Trần Đăng Khoa, em cảm nhận được bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp gắn liền với tâm hồn tuổi thơ. Dù là những cảnh chơi đùa đơn giản, trẻ thơ mộc mạc, giản dị với những trò xỉa cá mè hay mèo đuổi chuột. Lại đọng lại bầu kí cứ vui vẻ và vô cùng ý nghĩa. Trăng như quả bóng, trăng vô định và mãi trôi, trôi theo tâm hồn trẻ thơ. Bài thơ như `1` dòng suối mát nhẹ nhàng chữa lành những tâm hồn khô cằn. Dòng suối ấy thắm đều vào tâm hồn, cho ta nhớ về những kỉ niệm của chính mình. Trò chơi dân gian, kí ức tuổi thơ, những ngày thơ bé với những câu chuyện, cùng vui đùa, một tâm hồn thông thái tự nhiên. Bài thơ như cho chúng ta dừng lại với nhịp sống nhanh, cuộc đua thành thị để hòa mình vào `1` kí ức, khoảng trời tuổi thơ đã mất.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK