Phương pháp:
- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Phân tích hình ảnh nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mới mẻ về người nông dân của nhà văn Kim Lân.
- Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
- Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Kim Lân: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc trưng của nhà thơ.
- Nêu khái quát chung về tác phẩm “Vợ nhặt”: hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.
- Nêu vấn đề nghị luận: Khái quát hình ảnh nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mới mẻ về người nông dân của nhà văn Kim Lân.
- Tràng là dân ngụ cư nghèo khổ, ngoại hình xấu xí, tính tình ngờ nghệch.
- Trong nạn đói khủng khiếp của năm 1945, hắn bỗng dưng nhặt được vợ. Hắn đưa vợ về nhà giữa những lời xì xầm, ái ngại của những người dân trong xóm ngụ cư.
- Đoạn trích là tâm trạng và hành động của Tràng trong buổi sáng đầu tiên sau khi “nhặt vợ”.
- Tràng cảm thấy vui mừng, hạnh phúc khi có vợ. Hạnh phúc đến quá đỗi bất ngờ nên việc có vợ vẫn chưa làm cho Tràng hết ngạc nhiên, hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.
- Tràng ngạc nhiên trước sự đổi thay trong chính ngôi nhà của mình. Ngôi nhà sạch sẽ gọn gàng, đó là hình ảnh của sự sống, là cái sinh khí mới mẻ của một mái ấm gia đình mà lần đầu tiên Tràng được cảm nhận.
- Tràng thấm thía cảm động trước cảnh tượng gần gũi, quen thuộc; cảm thấy vui sướng phấn chấn, yêu thương gắn bó với gia đình. Niềm vui đem lại ánh sáng cho cuộc sống vốn đang tràn ngập sự chết chóc bởi cái đói. Hành động: xăm xăm chạy ra giữa sân, muốn làm việc gì để phần dự tu sửa lại căn nhà cho thấy Tràng đã trở thành người đàn ông trưởng thành trong suy nghĩ nhận thức, biết lo toan, sống có trách nhiệm với gia đình.
- Tâm trạng, hành động của nhân vật được thể hiện bằng ngôn ngữ tự nhiên, giàu tính biểu cảm; nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, cách kể chuyện hấp dẫn, sinh động…
- Qua nhân vật Tràng, nhà văn Kim Lân không chỉ phản ánh số phận cùng khổ của người nông dân nghèo Việt Nam trước cách mạng tháng Tám mà còn phát hiện, ngợi ca vẻ đẹp của tình người, của khát vọng hạnh phúc.
- Cái nhìn xót xa, thương cảm về người nông dân trong nạn đói khủng khiếp Ất Dậu 1945.
- Cái nhìn lạc quan tin tưởng về con người: nhìn thấy sức mạnh của tình yêu thương, khao khát sống mãnh liệt và niềm tin bất diệt vào tương lai trong thẳm sâu tâm hồn con người đang bên bờ vực mong manh giữa sự sống - cái chết.
- Kim Lân không để người nông dân chìm trong vòng luẩn quẩn bế tắc của bi kịch như Chí Phèo của Nam Cao, Tắt đèn của Ngô Tất Tố… mà mở ra cho họ tương lai hứa hẹn sự đổi đời, hướng đến ánh sáng cách mạng.
- Cách nhìn mới mẻ về người nông dân cho thấy sự am hiểu sâu sắc về đời sống làng quê, tình thương yêu con người và phong cách nghệ thuật truyện ngắn đặc sắc của Kim Lân.
III. Kết bài:
- Khái quát lại hình tượng nhân vật Tràng và cái nhìn mới mẻ của Kim Lân về người nông dân.
- Nêu cảm nhận của bản thân.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK