Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích

Câu hỏi :

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích sau: 

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

Phương pháp: 

- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích. Từ đó nêu nhận xét về  bút pháp xây dựng nhân vật của nhà văn Kim Lân 

- Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp. 

Cách giải: 

I. Mở bài:  

- Giới thiệu tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt. 

- Hình tượng nhân vật bà cụ Tứ và nhận xét về bút pháp xây dựng nhân vật của nhà văn Kim Lân.

 

II. Phân tích 

1. Hình tượng nhân vật bà cụ Tứ. 

a. Hoàn cảnh của nhân vật bà cụ Tứ: 

- Hàn cảnh chung: Là người dân xóm ngụ cư, sống trong thảm cảnh nạn đói năm 1945. - Hoàn cảnh riêng: La người đàn bà góa chồng, sống trong cảnh mẹ góa con côi. Là người đàn bà khổ cả cuộc  đời. Vì nghèo mà không có tiền cưới vợ cho con. 

b. Phẩm chất của bà cụ Tứ. 

- Bà cụ Tứ là một người mẹ yêu con: 

+ Bà tự trách bản thân mình nghèo không có tiền để cưới vợ cho con. 

+ Bà cụ Tứ không hề biết đến chuyện nhặt vợ của anh Tràng cho tới khi về nhà. Trong hoàn cảnh nạn đói như  vậy, hàng xóm đều lắc đầu ngao ngán thì bà lại thấy mừng lòng vì thấy may trong hoàn cảnh này người ta mới  lấy đến con bà, con bà mới có vợ mà con bà yên bề gia thất thì lòng người mẹ cũng thấy yên tâm hơn.

+ Thêm vào đó, bà còn cảm thấy thương con khi người ta thì dựng vợ gả chồng cho con lúc ăn nên làm nổi  còn bà lại cưới vợ cho con trong lúc nạn đói đang hoành hành như thế này. 

- Bà cụ Tứ là một người đàn bà giàu lòng bao dung 

+ Trong hoàn cảnh nạn đói, bà cụ hoàn toàn có quyền từ chối thị nhưng bà đã chấp nhận thị về làm dâu mặc  dù trong hoàn cảnh ấy mẹ con bà còn không chắc có nuôi nhau qua khỏi không. 

+ Bà cụ Tứ thừa hiểu Thị về đây không phải vì tình yêu với con trai bà mà thực chất là vì miếng an. Có đến  bước đường này người ta mới lấy đến con bà. Bà có quyền coi khinh người đàn bà kia nhưng vẫn có thái độ  rất dịu dàng và ân cần với thị. Ngược lại, bà còn thấy thương cho Thị và đối xử với thị như với người con dâu  bình thường. Đối với bà cụ Tứ, thị không phải là một người vợ được nhặt về một cách tạm bợ mà thị giống  như một người con dâu chính thức như bao nàng dâu khác. 

- Bà cụ Tứ là một người có cái nhìn lạc quan, niềm tin thay đổi cuộc đời.

+ Trong khi nạn đói đang hoành hành bà cụ Tứ vẫn có một niềm tin mãnh liệt vào sự đổi đời. Niềm tin ấy  được thể hiện qua câu nói: Ai giàu ba họ, ai khó ba đời. Đây là câu nói thể hiện niềm tin của quần chúng lao  động tin vào sự đổi đời. 

2. Đánh giá:  

- Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật: Kim Lân có biệt tài xây dựng hình tượng nhân vật từ ngoại hình  đến tâm lý. 

+ Về mặt ngoại hình: Một loạt những từ ngữ được tác giả sử dụng rất khéo léo gợi lên hình ảnh của một bà  lão khắc khổ trong nạn đói. 

+ Về mặt tâm lý: Kim Lân đã diễn tả tâm lý nhân vật rất kỹ lưỡng và logic. Từ những suy nghĩ rất đời thường  đến những cảm xúc của con người ngay trên bờ vực cái chết. Qua đó ngợi ca và trân trọng con người ngay cả  khi họ rơi vào thảm cảnh bi kịch nhất. 

=> Bằng ngòi bút tài hoa khi khắc họa nhân vật, nhà văn Kim Lân đã thể hiện tấm lòng cảm thông với số phận  cùng quẫn của người dân trong nạn đói và thái độ trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của họ

III. Kết luận 

- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK