Thí sinh chủ động trình bày quan điểm của bản thân, đảm bảo được yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
- Nội dung: trình bày cảm nhận của mình về ý thơ: Sự trưởng thành của nhân vật trữ tình cũng như của quê hương đất nước trong kháng chiến.
- Hình thức: đoạn văn ngắn, khoảng 8 – 10 dòng, diễn đạt mạch lạc.
Gợi ý:
Thời gian làm mọi đứa trẻ trưởng thành, cũng như làm mọi thứ thay đổi. Xuân Quỳnh viêt: “Ôi những ngày xa quê thấy mình khôn lớn/ Đâu biết quê hương còn lớn hơn mình” khi chị đang cùng dân tộc trải qua những tháng ngày sống dọc chiến hào. Nhân vật trữ tình từ một cô gái quê bé nhỏ đã thành đồng chí, thành chiến sĩ, đã tự thấy những đổi thay trong hình hài, vóc dáng, trong những suy nghĩ và hành động. Nhưng quê hương còn lớn hơn. Quê hương với nhân vật trữ tình là người bạn thuở nhỏ “gầy gõ”, “đen thấp” đã thành chỉ huy thủy lợi, thành xã đội, là cây ổi từ cành ngang vai nay đã xòe rợp ngõ. Quan niệm về quê hương của chị vừa giản dị, vừa sâu sắc. Có thể nói, chính thời gian và cuộc kháng chiến đã khiến chị nhận ra rõ nét hơn sự lớn lên của bản thân và quê hương mình.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK