II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. Viết đoạn văn 200 chữ với nhan

Câu hỏi :

II. LÀM VĂN (7 điểm)

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

Ÿ Yêu cầu chung:

- Nội dung:

+ Xác định đúng vấn đề nghị luận;

+ Thể hiện được quan điểm cá nhân, đảm bảo được tính nhân văn trong bài viết;

+ Triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ; sử dụng phù hợp các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- Hình thức:

+ Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận;

+ Đoạn văn mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;

+ Lời văn có cá tính và cảm xúc;

+ Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Ÿ Yêu cầu cụ thể:

Hệ thống ý

Dẫn dắt

- Nêu từ khóa: chính kiến

Giải thích

- Chính kiến là quan điểm, là lập trường cá nhân.

- Chính kiến là biểu hiện của năng lực cá nhân và khả năng tư duy

Phân tích

- Người có chính kiến có biểu hiện như thế nào?

+ Người có chính kiến quyết đoán, tự tin và bản lĩnh trong tư duy cũng như trong cuộc sống. Họ có trí tuệ và tư duy phản biện.

Vì vậy, họ dễ dàng thành công trong cuộc sống và thường có đóng góp lớn cho xã hội. (dẫn chứng)

+ Người có chính kiến không bị dao động, chi phối và áp lực vì những yếu tố khách quan như lời rèm pha, tư duy số đông,...

- Vì sao cần có chính kiến trong cuộc sống?

+ Vì chính kiến là yếu tố mang lại điểm khác biệt, sự sáng tạo và bản lĩnh, là một yếu tố cấu thành nên con người lãnh đạo bản thân và lãnh đạo cộng đồng.

+ Vì chính kiến giúp con người có cái nhìn toàn diện về một vấn đề, kích thích họ tư duy để tìm hiếu chân lý, thay vì chỉ đi a dua theo tư duy tập thể.

Phản biện

- Chính kiến có giống bảo thủ, cố hữu?

+ Chính kiến không có nghĩa là bảo thủ, cố chấp, không biết lắng nghe.

+ Người có chính kiến cần biết tiếp thu và nhìn nhận lại quan điểm cá nhân để đánh giá toàn diện về tính đúng đắn, hợp lý trong quan điểm của mình.

Liên hệ

- Bài học/Liên hệ + Từ khóa.

Suy nghĩ thấu đáo, có chính kiến trong mọi vấn đề, đồng thời tiếp thu, tìm hiểu các ý kiến trái chiều để có cái nhìn toàn diện.

Bài làm tham khảo:

      Steve Jobs từng nói: “Đừng để âm thanh của những quan điếm khcic lấn át đi giọng nói bên trong bạn”, cái bạn cần là chính kiến. Chính kiến là quan điểm, lập trường cá nhân, đó là biểu hiện của năng lực cá nhân và khả năng tư duy. Người có chính kiến sẽ quyết đoán, tự tin và bản lĩnh trong tư duy cũng như trong cuộc sống. Họ có trí tuệ và tư duy phản biện. Vì vậy, họ dễ dàng thành công trong cuộc sống và thường có đóng góp lớn cho xã hội. Như chúng ta hay kể câu chuyện của Nguyễn Ái Quốc quyết không sang Nhật hay sang Trung mà sang chính Đế quốc Pháp để tìm kiếm con đường giải phóng. Người có chính kiến không bị dao động, chi phối và áp lực vì những yếu tố khách quan như lời rèm pha, tư duy số đông,... Trong bất kỳ cộng đồng xã hội nào, cũng cần con người có chính kiến. Vì chính kiến là yếu tố mang lại điểm khác biệt, sự sáng tạo và bản lĩnh, là một yếu tố cấu thành nên con người lãnh đạo bản thân và lãnh đạo cộng đồng. Đồng thời, chính kiến giúp con người có cái nhìn toàn diện về một vấn đề, kích thích họ tư duy để tìm hiểu chân lý, thay vì chỉ đi a dua theo tư duy tập thể. Nhưng chính kiến không có nghĩa là bảo thủ, cố chấp, không biết lắng nghe. Người có chính kiến cần biết tiếp thu và nhìn nhận lại quan điểm cá nhân để đánh giá toàn diện về tính đúng đắn, hợp lý trong đó. Bởi vậy, mỗi cá nhân hãy suy nghĩ thấu đáo, có chính kiến trong mọi vấn đề, đồng thời tiếp thu, tìm hiểu các ý kiến trái chiều để có cái nhìn toàn diện.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK