Để pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước, ta thực hiện theo hai bước sau:
Bước 1. Tính các đại lượng cần dùng.
Bước 2. Pha chế dung dịch theo các đại lượng đã xác định.
a) Pha chế dung dịch theo nồng độ mol/l (CM) cho trước:
Từ muối A, nước cất và các dụng cụ cần thiết. Hãy pha chế V ml dung dịch A nồng độ CM.
+ Bước 1. Tính số mol chất tan có trong dung dịch cần pha theo công thức:
+ Bước 2. Từ số mol suy ra khối lượng chất tan A (m) cần lấy để pha chế.
+Bước 3. Tính thể tích nước cần dùng để pha chế.
Vậy cần lấy m gam chất tan A hòa tan vào V ml nước cất để tạo thành V ml dung dịch A có nồng độ CM.
Ví dụ: Từ muối NaCl, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và nêu cách pha chế: 100 ml dung dịch NaCl 1M.
Hướng dẫn:
Bước 1: Tính toán:
- Số mol chất tan NaCl là:
nNaCl = 1.0,1 = 0,1 (mol)
- Khối lượng của NaCl cần lấy là:
mNaCl = nNaCl . MNaCl = 0,1.58,5 = 5,85 (g)
Bước 2: Cách pha chế dung dịch:
- Cân 5,85 g NaCl khan cho vào một cốc thủy tinh loại 200 ml.
- Cho từ từ nước cất vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 100 ml dung dịch.
- Ta được dung dịch NaCl 1M.
b) Pha chế dung dịch theo nồng độ phần trăm (C%) cho trước
Từ muối B, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy pha chế m gam dung dịch B có nồng độ C%.
+ Bước 1. Tính khối lượng chất tan cần pha chế:
Bước 2. Tính khối lượng nước cần pha chế
mdd = mdm + mct → m2 = mdm = mdd – mct
Vậy cần lấy m1 gam chất B hòa tan vào m2 gam nước để thu được m gam dung dịch B có nồng độ C%.
Ví dụ: Từ muối NaCl, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và nêu cách pha chế: 50 g dung dịch NaCl 15%.
Hướng dẫn:
Bước 1: Tính toán:
- Khối lượng chất tan NaCl là:
- Khối lượng của dung môi (nước) là:
mdm = mdd – mct = 50 -7,5 = 42,5 (g)
Bước 2: Cách pha chế dung dịch:
- Cân 7,5 g NaCl khan cho vào một cốc thủy tinh loại 100 ml.
- Cân 42,5 g nước cất (hoặc 42,5 ml) cho vào cốc.
- Khuấy nhẹ cho NaCl tan hoàn toàn, ta được dung dịch NaCl 15%
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK