Đốt cháy 90g quặng pirit sắt trong oxi dư được 60g sắt(III) oxít và 33,6l khí lưu huỳnh đioxit (đktc).a.

Câu hỏi :

Đốt cháy 90g quặng pirit sắt trong oxi dư được 60g sắt(III) oxít và 33,6l khí lưu huỳnh đioxit (đktc).a. Tính khối lượng oxi tham gia phản ứng.

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

a, nSO2 = 33,6 : 22,4 = 1,5 mol, nS = 1,5 mol

nFe2O3 = 60 : 160 = 0,375 (mol).

nFe= 0,375.2 = 0,75 (mol)

mSO2 = 1,5 . 64 = 96(g).

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mquặng + mO = mFe2O3 + mSO2

⇒ Khối lượng Oxi tham gia phản ứng :

m= mFe2O3 + mSO2 - mquặng = 60 + 96 - 90 = 66(g)

b, Khối lượng lưu huỳnh trong SO2 :

mS = 1,5.32 = 48 gam

Khối lượng sắt trong Fe2O3 :

mFe = 0,375.56.2 = 42 gam

Ta thấy: mquặng= mFe+ mS=90 (g)

⇒ Quặng chỉ chứa Fe và S.

Gọi CTHH của Pirit sắt là FexSy:

x: y = mFe/56: mS/32 = nFe: n= 1:2

Vậy CTHH của Pirit sắt là FeS2.

c, PTPƯ: 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Đề ôn tập HK1 môn Hóa 8 năm 2019 - 2020 Trường THCS TiTan

Số câu hỏi: 5

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK