* Chính sách: Thế kỉ XVII, chế độ phong kiến Ấn Độ lâm vào khủng hoảng, suy yếu; bị thực dân phương Tây đua nhau xâm lược. Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ.
+ Về kinh tế: ra sức khai thác, bóc lột trên quy mô lớn; Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh, là nguồn cung cấp nguyên liệu, lương thực khổng lồ cho chính quốc.
+ Về chính trị - xã hội: Một mặt, chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ; mặt khác, thực hiện chính sách chia để trị: mua chuộc giai cấp phong kiến bản xứ; khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội.
* Hệ quả:
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng kiệt quệ, lương thực cạn kiệt, nạn đói liên tiếp xảy ra. Mâu thuẫn dân tộc, giai cấp phát triển gay gắt làm bùng nổ các cuộc đấu tranh chống thực dân Anh.
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập làm cho nền kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến. Các giai cấp, tầng lớp mới ra đời là điều kiện bên trong cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng mới.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK