• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý:

Câu hỏi :

• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý:

• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý:   (ảnh 1)

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Tên thí nghiệm: Nhận biết đường khử (phản ứng Benedict)

Tên nhóm:……………………………………………………………………………

1. Mục đích thí nghiệm:

- Nhận biết đường khử có trong các dung dịch bằng phản ứng Benedict.

2. Chuẩn bị thí nghiệm:

- Mẫu vật: dịch chiết quả tươi (cam, chuối chín,…).

- Hóa chất: dung dịch glucose 5%, dung dịch sucrose 5%, nước cất, thuốc thử Benedict (chứa Cu2+ trong môi trường kiềm).

- Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, pipet nhựa (1 – 3 mL).

3. Các bước tiến hành:

- Bước 1: Lấy bốn ống nghiệm và đánh số các ống nghiệm.

- Bước 2: Cho 1 mL nước cất vào ống 1; 1 mL dịch chiết quả tươi vào ống 2; 1 mL dung dịch glucose 5% vào ống 3; 1 mL dung dịch sucrose 5% vào ống 4.

- Bước 3: Thêm 1 mL thuốc thử Benedict vào từng ống nghiệm và lắc đều.

- Bước 4: Kẹp đầu ống nghiệm bằng kẹp gỗ, đun sôi dung dịch trong mỗi ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn trong khoảng 2 – 3 phút.

- Bước 5: Quan sát sự thay đổi màu dung dịch trong các ống nghiệm.

4. Kết quả thí nghiệm và giải thích:

STT

Kết quả

Giải thích

Ống 1

Không xuất hiện kết tủa đỏ gạch

Ống 1 chứa nước cất, không chứa các loại đường khử nên không tạo ra phản ứng kết tủa với thuốc thử Benedict.

Ống 2

Xuất hiện kết tủa đỏ gạch

Ống 2 chứa dịch quả tươi, trong dịch quả tươi chứa nhiều loại đường trong đó có các đường khử như glucose. Trong môi trường kiềm và nhiệt độ cao, các loại đường khử sẽ khử Cu2+ (màu xanh dương) tạo thành Cu2O (kết tủa màu đỏ gạch).

Ống 3

Xuất hiện kết tủa đỏ gạch

Ống 3 chứa glucose, glucose là loại đường khử. Trong môi trường kiềm và nhiệt độ cao, glucose sẽ khử Cu2+ (màu xanh dương) tạo thành Cu2O (kết tủa màu đỏ gạch).

Ống 4

Không xuất hiện kết tủa đỏ gạch

Ống 4 chứa sucrose, sucrose không phải là loại đường khử nên không tạo ra phản ứng kết tủa với thuốc thử Benedict.

5. Kết luận:

- Trong tế bào của các loại quả chín có chứa một số đường khử.

- Có thể nhận biết các loại đường khử bằng phản ứng tạo kết tủa đỏ gạch với thuốc thử Benedict.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Bài tập Bài 6: Các phân tử sinh học có đáp án !!

Số câu hỏi: 40

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK