Xử lí tình huống. - Tình huống 1: Na cho Cốm mượn bút. Hôm sau, Na nhắc Cốm trả bút thì Cốm trả lời: “Mình đã trả bạn rồi!’’. Na ngạc nhiên:” Bạn chưa trả mình mà!”. Na và Cốm đều...

Câu hỏi :

Xử lí tình huống.

- Tình huống 1:

Na cho Cốm mượn bút. Hôm sau, Na nhắc Cốm trả bút thì Cốm trả lời: “Mình đã trả bạn rồi!’’. Na ngạc nhiên:” Bạn chưa trả mình mà!”. Na và Cốm đều nghĩ mình đúng nên quay ra cãi nhau.

Em sẽ giúp Na và Cốm xử lí bất hòa như thế nào?

- Tình huống 2:

Tin hẹn Bin chiều Chủ nhật đi đá bóng. Tin đến sân bóng nhưng không thấy Bin đâu. Tin quay lại nhà Bin và hỏi:” Sao cậu không đến sân bóng?”. Bin bối rối:” Tớ quên mất. Tại cậu không nhắc tớ đấy!”. Thế là hai bạn giận nhau.

Nếu là Bin, em sẽ xử lí bất hòa như thế nào?

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

Trả lời:

- Tình huống 1: Em sẽ khuyên hai bạn nên bình tĩnh nhớ lại và tìm kỹ trong cặp của mình một lần nữa xem ai là người đang cầm chiếc bút.

- Tình huống 2: Nếu là Bin, em sẽ xin lỗi Tin vì đã quên mất lời hứa là đi đá bóng với Tin và hẹn Tin vào một buổi sau.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Bài tập Em xử lý bất hòa với bạn bè có đáp án !!

Số câu hỏi: 9

Bạn có biết?

Đạo đức là một từ Hán-Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một yếu tố trong tính cách và giá trị của mỗi con người. Là hệ thống các quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và xã hội. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 3

Lớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK