Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã thể hiện suy tư ám ảnh của Mị khi nghĩ về kiếp sống trâu ngựa

Câu hỏi :

Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã thể hiện suy tư ám ảnh của Mị khi nghĩ về kiếp sống trâu ngựa của chính mình: “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa” và khi Mị bị trói: “Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.”

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

- Phân tích nhân vật Mị trong hai đoạn trích.

- Nhận xét sự thay đổi của nhân vật Mị.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát tác giả Tô Hoài, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhân vật Mị và dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận.

* Phân tích nhân vật Mị qua hai chi tiết

- Giới thiệu về nhân vật Mị: Lai lịch, chân dung, số phận của cô con dâu gạt nợ

- Phân tích suy tư ám ảnh của Mị khi nghĩ về kiếp sống trâu ngựa của chính mình

* Lần 1:

- Hoàn cảnh xuất hiện suy tư của Mị về kiếp sống trâu ngựa của chính mình:

+ Mị là cô gái trẻ, đẹp có khát khao làm chủ cuộc sống, có tình yêu đẹp. Vì món nợ của cha mẹ mà bị bắt về làm dâu nhà thống lí.

+ Đau khổ: Có đến hàng mấy tháng liền đêm nào Mị cũng khóc; Mị có ý định tự tử nhưng vì thương cha Mị không đành chết.

- Suy tư của Mị:

 + Ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi, cô cam chịu cuộc sống nô lệ đầy khổ đau

+ Mị cũng tưởng mình là con trâu, mình cũng là con ngựa-> Cách so sánh vật hóa nhằm nhấn mạnh thân phận trâu ngựa của Mị. Cô thấm thía kiếp sống không bằng con vật của mình.

- Ý nghĩa của chi tiết:

 + Mị là con dâu nhà thống lí Pá Tra nhưng thực ra chỉ là nô lệ, là công cụ lao động.

 + Thái độ sống cam chịu, nhẫn nhục

 + Thân phận của Mị tiêu biểu cho những người phụ nữ vùng cao dưới ách thống trị của bọn chúa đất.

* Lần 2:

- Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết:

+ Trong đêm tình mùa xuân Mị thức tỉnh

+ Mị ý thức về tài năng, quyền sống, Mị muốn đi chơi

+ Mị bị A Sử trói đứng.

- Suy tư của Mị khi bị trói:

+ Mị vùng bước đi-> hành động phiêu du theo tiếng sáo, theo những cuộc chơi, tâm hồn Mị lửng lơ, thoát xác trong đêm tình mùa xuân.

+ Nhưng chân tay đau không cựa được Mị không nghe tiếng sáo nữa. Mị chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.

-> Âm thanh tiếng chân ngựa đạp vào vách chính là âm thanh của hiện thực cuộc sống kéo Mị về thực tại.

+ Con ngựa đứng yên gãi chân nhai cỏ-> con vật được nghỉ ngơi còn mình không bằng con vật -> Mị thấm thía thân phận nô lệ tủi nhục của mình.

- Ý nghĩa chi tiết

+) Thể hiện ý thức sâu sắc của nhân vật về cảnh ngộ, thân phận của chính mình, về sự  bất công trong môi trường sống tàn ác.

+) Tâm trạng uất ức tiềm tàng sức mạnh vùng lên phản kháng

* Sự thay đổi của nhân vật Mị:

-Trong suy tư của Mị ám ảnh là thân phận của mình như con trâu, con ngựa -> hai suy tư có sự thay đổi

+ Suy tư lần trước: Mị cam chịu chấp nhận là thân phận trâu ngựa -> cuộc sống tê liệt mất dần sức sống.

+ Suy tư lần sau, khi bị A Sử trói: Thức tỉnh khát vọng sống tiềm tàng của Mị -> Mị thấy uất ức cho cảnh ngộ của mình. Đây chính là cơ sở cho sự phản kháng về sau Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ cũng là tự giải thoát cho cuộc đời nô lệ của mình.

- Từ suy nghĩ của Mị, tác giả đã phản ánh hiện thực cuộc sống đau khổ bất hạnh của người dân dưới ách thống trị của bọn chúa đất và ca ngợi sức sống của tiềm tàng của nhân vật Mị

- Sự am hiểu sâu sắc của nhà văn Tô Hoài về cuộc sống của người dân vùng cao.

- Đặc sắc nghệ thuật:

+ Ngòi bút khắc họa nhân vật chân thực, sinh động, nghệ thuật diễn tả tâm lí tinh tế.

+ Nghệ thuật so sánh vật hóa khiến nỗi thống khổ, bị chà đạp, bóc lột của con người hiện lên đầy ám ảnh.

+ Cách sử dụng ngôn ngữ, lối so sánh ví von độc đáo, in đậm dấu ấn cách nói, cách nghĩ của người dân vùng cao Tây Bắc.

* Đánh giá 

Hai đoạn thơ cho thấy sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, sức sống ấy chỉ chờ có cơ hội là trỗi dậy mãnh liệt, khát vọng sống chỉ có thể thực hiện được khi tự mình ý thức được thân phận của mình. Mị chính là điển hình tiêu biểu cho những người nông dan miền núi dám đứng lên chống lại chế độ cường quyền miền núi.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

 

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

30 Đề minh họa THPT Quốc gia môn Văn năm 2022 !!

Số câu hỏi: 134

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK