I. Mở bài: Giới thiệu khái quát về cây tre Việt Nam
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, đất nước ta đã đi qua bao nhiêu khó khăn và gian khổ. Có những điều đã đi cùng năm tháng và lãng quên vào quá khứ. Nhưng có những giá trị luôn theo chúng ta trải qua bao năm tháng và ghi dấu trong tâm trí mỗi con người, mỗi người dân Việt Nam. Cây tre là một biểu tượng, một giá trị thể hiện sự trường tồn, bất khuất của dân tộc trải qua bao năm tháng chiến tranh gian khổ, cây tre vẫn tồn tại uy nghiêm và thiêng liêng. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về cây tre Việt Nam, sự trường tồn của dân tộc.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc
- Cây tre đã có từ lâu đời, xuất hiện trong các câu chuyện lịch sử của dân tộc ta từ xưa (chuyện Thánh Giong, cây tre tram đốt,….)
- Tre có mặt khắp đất nước Việt Nam, từ đồng bằng đến miền núi, từ đầu làng, cuối xóm
2. Phân loại tre
Tre có rất nhiều loại, tùy vào vùng miền hay đặc điểm thiên nhiên mà có các loại tre: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng.…
3. Đặc điểm của tre
- Dễ thích nghi, cây tre có thể mọc khắp mọi nơi
- Tre thường mọc thành từng bụi, từng khóm
- Thân tre gầy, được nối lại bởi nhiều mắt
- Bên trong thân rỗng, mọc ra những cành cây nhỏ
- Tre có lá mỏng và gai nhọn
- Rễ tre thuộc loại rễ chùm, nhìn bề ngoài khá cằn cội nhưng rễ tre bám rất chắc.
- Hoa tre thường rất hiếm, vòng đời của tre sẽ khép lại khi tre “ra hoa”.
4. Công dụng của cây tre
- Tre được sử dụng làm các đồ vật như: Gia dụng, nhà, (cột, kèo), làm đũa, làm máng nước, làm rổ rá,
- Vật dụng nông nghiệp (gầu, cán cuốc, cán xẻng)
- Thức ăn: Tre non làm thức ăn (măng). Tre khô kể cả rễ làm củi đun.
- Trong chiến tranh, tre được sử dụng làm vũ khí rất lợi hại (chông tre, gậy, cung tên).
5. Ý nghĩa của cây tre
- Trong văn hóa dân gian: Tre đã đi vào truyện một cách thân thuộc và ý nghĩa:
+ Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt
+ Tre già măng mọc
- Trong chiến tranh
+ Từ thời xa xưa thì thánh Gióng đã dùng tre đánh giặc
+ Ngô Quyền đã dùng tre làm chống đánh giặc
+ Thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ tre không thể thiếu trong các cuộc đấu tranh của nhân dân ta
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây tre
Dù đất nước đang trong thời kì phát triển, máy móc hiện đại, thời đại của công nghệ, nhưng cây tre vẫn luôn vươn xa như lớn mạnh cùng đất nước, dù cho thế nào thì cây tre vẫn luôn mãi trong long mỗi người dân Việt Nam.
Một những loài cây có sự gắn bó lâu đời và mật thiết đời sống, văn hóa của dân tộc Việt Nam phải kể đến là cây tre. Khi nhắc đến cây tre, chúng ta không khỏi tự hào gọi là cây tre Việt Nam như sự thừa nhận, khẳng định cây tre là một phần không thể thiếu được của nước nhà.
Tre thường được thấy ở cổng làng, cổng đình cùng với những hình ảnh như cây đa, giếng nước, sân đình, là một điều không thể thiếu nơi làng quê. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ cây không bị đổ trước những cơn gió dữ. Thân tre tròn, xanh thẫm, nhỏ nhắn nhưng dẻo dai, không dễ gì đổ, gãy. Trên thân có các đốt được phân ra, nhìn kĩ có màu vàng nhạt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Lá dài, thon, nhọn, chỉ bằng nửa lá xoài, nhìn mong manh nhưng không dễ bị úa tàn. Họ nhà tre phải đến cả trăm họ, đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên,… Dù là họ nào thì từ khi còn là măng tre, đã có dáng mọc thẳng, hiên ngang như vươn lên phía bầu trời không chịu cong bao giờ.
Cấu tạo thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng cây tre có rất nhiều công dụng, là một phần rất quan trọng trong đời sống của bà con nông dân. Dân ta xưa kia chưa thể xây nhà gạch, mái ngói, tre trở thành chất liệu lợp mái, lát vách che nắng che mưa cho bao gia đình. Tre còn được tận dụng trong nghề thủ công, đan lát, trở thành những chiếc rổ, chiếc rá xinh xắn, tiện dụng theo các cô, các chị ra chợ, ra đồng. Tre làm cán cuốc, cán cày một nắng hai sương với người nông dân để được những mùa gặt bội thu. Tre gắn bó trở thành những thứ đồ hàng cho tụi trẻ chăn trâu, trở thành cái điếu cày làm bạn tuổi già với các cụ già,… Không chỉ thế, các chị, các mẹ còn trở nên duyên dáng hơn nhiều trong chiếc guốc tre thoải mái. Tre đã trở thành người bạn thân thiết với nông dân ta từ xưa đến nay.
Khi thời bình, tre trở thành những vật dụng thường ngày của người nông dân nhưng vào lúc nước ta gặp nỗi gian truân, tre lại trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Ở đó, “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Trong lúc mà dân ta chưa có vũ khí hiện đại, vũ khí sử dụng đều phụ thuộc cả vào thiên nhiên. Tre với tính chất dẻo dai mà cứng rắn đã trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Từ ngày còn bé ta đã được biết đến truyền thuyết về vị anh hùng Thánh Gióng, bẻ tre bên đường, đánh cho quân xâm lược không còn manh giáp. Hay sự kiện lịch sử quan trọng, Ngô Quyền dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm 938, chấm dứt một nghìn năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam. Đó là minh chứng rất cụ thể cho vai trò to lớn của cây tre trong những trận chiến khốc liệt giành độc lập dân tộc.
Tre cũng mang trong mình những ý nghĩa biểu tượng rất đáng tự hào, tiêu biểu cho những đức tính tốt đẹp của dân tộc. Tre luôn mọc thành lũy, thành hàng chứ không bao giờ mọc một mình, đó là tinh thần đoàn kết, đồng lòng, là một truyền thống quý báu từ bao đời của cha ông. Tre mọc thẳng, mọc cao, không bao giờ mọc nghiêng, cùng sự dẻo dai dễ sống của cây là biểu hiện rõ nhất cho sự kiên cường, bất khuất, giống như những con người Việt Nam dù phải chịu bao nhiêu sương gió, nhọc nhằn hay bị áp bức vẫn không mất đi sự cao quý trong tâm hồn và sự kiên cường trong tính cách. Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nên mới nói, nhắc đến cây tre là nhắc đến con người Việt Nam. Bởi vậy, cả dân tộc đều gọi tre là cây tre Việt Nam.
Tre thật đẹp, thật có ích. Tre là biểu tượng không thể phai đổi, không thể mất đi, tre già măng mọc, thế hệ này sẽ tiếp nối nhựa sống của thế hệ kia, sẽ còn mãi đến mai sau. Dù là chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống trở nên hiện đại hơn, nhiều loại vật liệu được sinh ra thay thế cho tre nhưng cây tre vẫn mãi giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt và mãi là tài sản vô giá của cả dân tộc.
Trên mảnh đất Việt Nam của cha ông, tre và người và đã gắn bó, cùng đồng cam cộng khổ, nâng đỡ nhau qua bao năm tháng lịch sử có giá trị to lớn và vĩnh hằng. Hình ảnh cây tre đã trở thành hình ảnh không thể thiếu trong những trang văn hóa bất diệt của dân tộc, là người bạn lớn đáng tôn vinh của cả dân tộc.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK