Trang chủ Lịch Sử Lớp 12 Những thành tựu của Việt Nam khi tham gia Liên...

Những thành tựu của Việt Nam khi tham gia Liên Hợp Quốc đến nay câu hỏi 1927 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Những thành tựu của Việt Nam khi tham gia Liên Hợp Quốc đến nay

Lời giải 1 :

Sau nhiều thập niên tiến hành đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã dành được những thành tựu có ý nghĩa to lớn lịch sử. Nhờ đó mà uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam không ngừng nâng cao. Bạn bè quốc tế đánh giá cao vai trò và đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc. Việt Nam đã được bầu với số phiếu cao vào nhiều cơ quan của Liên Hợp Quốc, đặc biệt là Hội đồng Bảo an (nhiệm kỳ 2008 - 2009), Hội đồng Kinh tế - Xã hội (1998 - 2000 và 2016 - 2018), Hội đồng Nhân quyền (2014 - 2016), Hội đồng Chấp hành UNESCO (2015 - 2019), Ủy ban Luật pháp quốc tế (2017 - 2021). Tuy nhiên, môi trường quốc tế biến động phức tạp cũng đặt ra những thách thức về đối ngoại không nhỏ. Những thách thức chung của nhân loại ngày càng gay gắt, đòi hỏi các nước trong đó có Việt Nam tích cực tham gia giải quyết.

Xuất phát từ các đánh giá về môi trường quốc tế và yêu cầu của đất nước, Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ XII (1/2016) đã nêu rõnhiệm vụ đối ngoại hiện nay là “giữ vững môi trường hòa bình ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước…; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”. Trong tổng thế chính sách chung đó, Đại hội Đảng cũng giao nhiệm vụ “chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên Hợp Quốc”.

vai trò và đóng góp tích cực của việt nam tại lhq được đánh giá cao hình 2

Việt Nam dự Phiên thảo luận mở của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Tại phiên thảo luận, đại diện của Việt Nam tại LHQ bày tỏ quan ngại và lên án mọi hành động bạo lực và lạm dụng nhằm vào thường dân vô tội.

Thực hiện nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Việt Nam đã và đang tiếp tục tham gia, đóng góp vào các trụ cột hợp tác cơ bản của Liên Hợp Quốc, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại một cách thiết thực, hiệu quả. Việt Nam ngày càng chủ động và tích cực tham gia vào nhiều lĩnh vực hoạt động của Liên Hợp Quốc, góp phần thúc đẩy hòa bình quốc tế, độc lập, chủ quyền, quyền dân tộc tự quyết, tiến bộ xã hội, bảo đảm quyền con người...

Việt Nam cũng tích cực đóng góp vào quá trình xây dựng và thực thi các điều ước quốc tế của Liên Hợp Quốc và xây dựng một thể chế đa phương toàn cầu công bằng, minh bạch và hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng chung của toàn nhân loại.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Ngày 1/1/2008, Việt Nam chính thức nhận vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008-2009. Chỉ nửa năm sau khi đó, Việt Nam đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng Bảo an (HÐBA) của LHQ. Ðây là vinh dự to lớn, nhưng đồng thời cũng đặt lên vai chúng ta trách nhiệm nặng nề dù chỉ kéo dài trong 1 tháng.

Vào thời điểm đó, nước giữ chức Chủ tịch HÐBA phải soạn thảo Báo cáo năm của HÐBA (từ ngày 31/7/2007 đến ngày 31/7/2008), tổng kết các hoạt động của HÐBA trong một năm qua trên tất cả 60 đề mục trong Chương trình nghị sự gửi lên Ðại hội đồng LHQ.

Thêm vào đó, Chủ tịch HÐBA LHQ phải chủ trì và triển khai bốn loại công việc khác trong tháng. Ðó là, thứ nhất: Xây dựng chương trình làm việc trong tháng và chương trình nghị sự của các cuộc họp của HÐBA. Hai là, chủ trì và điều hành khoảng 40 cuộc họp kín và công khai của HÐBA với tuần. Ba là, thay mặt HÐBA phát biểu ý kiến với báo chí, trả lời các câu hỏi của nhà báo, thông báo cho các nước thành viên LHQ về kết quả của các cuộc họp của HÐBA.

Bốn là, một số công việc khác như đại diện HÐBA trong quan hệ với các nước và tổ chức trong và ngoài LHQ, trong đó có nhiệm vụ phải thường xuyên điều hành các cuộc họp với Tổng Thư ký và lãnh đạo cấp cao khác trong Ban Thư ký của LHQ, Ðại hội đồng LHQ, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế và xã hội của LHQ (ECOSOC), các nước thành viên có yêu cầu gặp.Công việc mới mẻ với cường độ dày đặc là vậy nhưng Việt Nam đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình, được các nước thành viên và dư luận quốc tế đánh giá cao. Nhiều đề nghị của Việt Nam đã được HÐBA ghi nhận và đưa vào các văn kiện của HÐBA. Tạp chí Nhà Kinh tế của Anh thời điểm đó đăng tải loạt bài viết về hoạt động của Việt Nam tại HÐBA, trong đó có nhận xét Việt Nam đã tích cực thể hiện quan điểm và tìm giải pháp cho các vấn đề quốc tế.

Chuyên gia Carl Thayer, Giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales, Australia cũng từng khẳng định trong nhiệm kỳ đầu tiên năm 2008-2009, Việt Nam được Mỹ ca ngợi vì những đóng góp tích cực và sự hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề then chốt như không phổ biến vũ khí hạt nhân và chống khủng bố.

Các nhà ngoại giao Việt Nam cũng thể hiện vai trò của mình trong việc bảo vệ Myanmar, một thành viên của ASEAN, khỏi lệnh trừng phạt năm 2008-2009. Kết quả, Myanmar đã mở cửa cho Việt Nam.

Trong cuộc phỏng vấn với báo giới trước khi lên đường New York, Mỹ tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao khóa 73 Đại Hội đồng Liên hợp quốc hồi tháng 9/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khắng định với vai trò Ủy viên không thường trực, Việt Nam đã đóng góp vào nỗ lực chung xử lý xung đột ở một số khu vực, tăng cường hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ, có sáng kiến cụ thể về tăng cường vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực hòa bình và an ninh.

"Tại nhiệm kỳ này, Việt Nam đã có những sáng kiến được HĐBA và Đại Hội đồng ghi nhận và được thực thi rất tốt ở LHQ. Ví dụ như sáng kiến về xóa đói giảm nghèo. Dù đây là mục tiêu chung của LHQ nhưng Việt Nam đã đi đầu trong việc xóa đói giảm nghèo, thực hiện rất tốt, trở thành tấm gương để các nước noi theo", ông Phúc cho hay.Trong nhiệm kỳ của mình, Việt Nam cũng bắt đầu manh nha việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ. Tới năm 2014, Việt Nam chính thức tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, thể hiện trách nhiệm là quốc gia thành viên, đóng góp vào một lĩnh vực mà Việt Nam rất coi trọng là gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế.

Chính những thành tựu đáng ghi nhận này giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong mắt bạn bè quốc tế và là tiền đề để chúng ta ứng cử vào vị trí này lần 2 trước khi trúng cử với số phiếu kỷ lục trong 75 năm phát triển của LHQ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nhấn mạnh: "Với kinh nghiệm đã đúc kết được, với tinh thần hợp tác tích cực và chân thành và sự ủng hộ của các nước thành viên LHQ, chúng ta tự tin đảm đương và hoàn thành tốt trọng trách tại HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, tiếp tục đóng góp lớn hơn vào hòa bình, phát triển và thịnh vượng trên thế giới".

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK