Trang chủ Sinh Học Lớp 6 Nêu mục đích từng bước thí nghiệm: B1: Lấy 1...

Nêu mục đích từng bước thí nghiệm: B1: Lấy 1 chậu cây rau làng để vào chỗ tối B2: Dùng băng dính màu đen bịt một phần của lá rau lang cả hai mặt lá B3: Đem chậ

Câu hỏi :

Nêu mục đích từng bước thí nghiệm: B1: Lấy 1 chậu cây rau làng để vào chỗ tối B2: Dùng băng dính màu đen bịt một phần của lá rau lang cả hai mặt lá B3: Đem chậu cây đó để ra chỗ có nắng gắt từ 4-6 tiếng B4: Ngắt cái lá bị bịt đó cho vào cồn đun sôi cách thuỷ 90 độ B5:Rửa sạch lá bằng nước ấm B6: Bỏ lá vào dung dịch thử tinh bột (dung dịch i ốt loãng)

Lời giải 1 :

Đáp án:

Trước khi tìm hiểu các thí nghiệm, điều đầu tiên chúng ta cần biết là: nếu dùng dung dịch i-ốt loãng nhỏ vào chỗ có tinh bột thì chỗ đó bao giờ cũng có màu xanh tím đặc trưng. Vì vậy, dung dịch i-ốt thường được dùng làm thuốc thử tinh bột
- Thí nghiệm:
+ Lấy một chậu trồng cây khoai lang, để vào chỗ tối trong 2 ngày. Sau đó dùng băng keo đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt. Đem chậu cây đó để ra chỗ có nắng gắt (hoặc để dưới ánh sáng của bóng điện 500W) từ 4-6 giờ
+ Ngắt chiếc lá có phần băng keo đen bịt, bỏ băng keo ra, cho vào cồn 90o đun sôi cách thủy để tẩy hết diệp lục ở lá, sau đó rửa sạch trong cố nước ấm
+ Bỏ chiếc lá đó vào cốc đựng thuốc thử tinh bột (dung dịch iot loãng)
Thí nghiệm trên nhằm xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng
Việc bịt lá thí nghiệm bằng băng keo đen có tác dụng chặn cho phần lá cây không thể quang hợp (vì phần lá bị bịt băng keo đen sẽ không tiếp nhận được ánh sáng ~> không thể quang hợp được)
Sau khi bỏ lá vào dung dịch thuốc thử tinh bột, phần lá không bị bịt băng keo chuyển màu sang màu xanh tím
Phần lá không bị bịt băng keo là phần lá có thể quang hợp do bề mặt lá tiếp xúc được với ánh sáng. Từ thí nghiệm này, ta có thể kết luận được: lá tạo ra tinh bột khi có ánh sáng

 

Giải thích các bước giải:

 

Thảo luận

-- tham khảo nha

Lời giải 2 :

lời giải :

Bước 1 : để tránh tác động của ánh sáng

Bước 2 : Ngăn cản ánh sáng tiếp xúc với phần lá làm thí nghiệm

Bước 3 : Để những phần khác của cây quang hợp

Bước 4,5 : làm sạch lá 

Bước 6 : Xác định lá cây có tạo ra tinh bột hay không

 

 

 

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK