Trang chủ Lịch Sử Lớp 10 Truyền thống vẻ vang của quân đội và công an...

Truyền thống vẻ vang của quân đội và công an câu hỏi 74078 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Truyền thống vẻ vang của quân đội và công an

Lời giải 1 :

- Trung thành vô hạn với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân.
- Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh và biết thắng.
- Gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí
- Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỉ luật tự giác, nghiêm minh
- Độc lập, tự chủ, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước
- Nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, đoàn kết, thủy chung với bạn bè quốc tế

Thảo luận

Lời giải 2 :

Những truyền thống quý báu của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

Để hưởng ứng cuộc thi viết “Phát huy truyền thống “Bộ đội cụ Hồ”, tuổi trẻ Khối Doanh nghiệp tỉnh sáng tạo vì sự phát triển của doanh nghiệp” do Hội CCB và Đoàn Khối Doanh nghiệp phát động. Từ ngày 13/3/2018, Ban Biên tập Website đăng tải các bài viết có liên quan để các đồng chí tham khảo.
Ra đời và được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục và rèn luyện, sự đùm bọc và nuôi dưỡng của nhân dân, sự đoàn kết, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kế thừa và phát huy truyền thống quân sự của dân tộc, vừa chiến đấu vừa xây dựng, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng phát triển và trưởng thành. Quân đội nhân dân Việt Nam đã khẳng định thực sự là quân đội kiểu mới, quân đội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

Diễu binh chào mừng ngày truyền thống

Ngay trong Chính cương vắn tắt tháng 2/1930 và Luận cương Chính trị tháng 10/1930, Đảng ta đã khẳng định con đường giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc phải tổ chức ra quân đội công nông để giành chính quyền và giữ chính quyền. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được chính thức được thành lập, gồm 34 chiến sĩ, biên chế thành 3 tiểu đội. Đồng chí Hoàng Sâm được cử làm Đội trưởng; đồng chí Xích Thắng (Dương Mạc Thạch) làm Chính trị viên. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có chi bộ Đảng lãnh đạo.
Thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh: “Trong một tháng phải có hoạt động. Trận đầu nhất định phải thắng lợi”, 17 giờ ngày 25/12/1944 (ngay sau ngày thành lập), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt (đóng tại tổng Kim Mã, châu Nguyên Bình, nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng); 7giờ sáng ngày 26/12/1944 lại đột nhập đồn Nà Ngần (đóng tại xã Cẩm Lý, châu Nguyên Bình, nay thuộc xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), giết chết hai tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính địch và thu tất cả vũ khí, quân trang, quân dụng. Chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần đã mở đầu cho truyền thống đánh chắc thắng, đánh thắng trận đầu và những chiến công oanh liệt trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam…
Cùng với quá trình chiến đấu, giành lại độc lập cho dân tộc, Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục chứng tỏ bản lĩnh và đã có những đóng góp xứng đáng vào những thành tựu chung của đất nước trong hơn 30 năm đổi mới, nhất là từ năm 2005 đến nay. Quân đội đã nắm chắc và dự báo đúng tình hình liên quan đến quốc phòng - an ninh; chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách. Đã tham mưu với Đảng và Nhà nước đề ra đối sách phù hợp, xử lý linh hoạt, đúng đắn các tình huống phức tạp, các vấn đề nhạy cảm về quốc phòng - an ninh, trong quan hệ đối nội và đối ngoại, không để đất nước bị động, bất ngờ về chiến lược, đồng thời không để cho các thế lực thù địch lợi dụng, chống phá; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và quan hệ tốt với các nước láng giềng; bảo đảm sự ổn định chính trị-xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
Trong công tác dân vận, quân đội đã góp phần tích cực trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia xây dựng hệ thống chính trị, tăng cường quốc phòng-an ninh, phát triển kinh tế-xã hội; tích cực giúp dân xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Trong công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, quân đội đã triển khai đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Trải qua hơn 70 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, cùng với những chiến công mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc như những biểu tượng sáng ngời về một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, phục vụ, quân đội ta đã xây đắp nên những truyền thống cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”. Đó là:
Thứ nhất: Trung thành vô hạn với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; quyết chiến, quyết thắng, biết đánh và biết thắng;
Thứ hai: Gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí;
Thứ ba: Đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau, trên dưới đồng lòng thống nhất ý chí và hành động;
Thứ tư: Kỷ luật tự giác, nghiêm minh;
Thứ năm: Độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công;
Thứ sáu: Lối sống trong sạch, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giản dị, lạc quan;
Thứ bẩy: Luôn luôn nêu cao tinh thần ham học, cầu tiến bộ, nhạy cảm, tinh tế trong cuộc sống;
Thứ tám: Đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung, chí nghĩa, chí tình.
Ôn lại lịch sử vẻ vang của dân tộc và những chiến công oanh liệt của quân và dân ta nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự lực, tự cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách; ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, là lực lượng chính trị tin cậy, đội quân chiến đấu trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới của cách mạng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK