Trang chủ Vật Lý Lớp 8 Bài 1 Lúc 7h một người đi bộ từ A...

Bài 1 Lúc 7h một người đi bộ từ A đến B với vận tốc 4km/h .Lúc 9h một người đi xe đạp từ A đuổi theo với vận tốc 12km/h a)tính thời điểm và vị trí hai người

Câu hỏi :

Bài 1 Lúc 7h một người đi bộ từ A đến B với vận tốc 4km/h .Lúc 9h một người đi xe đạp từ A đuổi theo với vận tốc 12km/h a)tính thời điểm và vị trí hai người gặp nhau b)lúc mấy giờ họ cách nhau 2km Bài 2 Hai xe chuyện động thẳng đều từ A đến B cách nhau 60km Xe thứ nhất có vận tốc là V1=15km/h và đi liên tục không nghỉ Xe thứ hai khởi hành sớm hơn 1h nhưng dọc đường nghỉ 2h. Hỏi xe thứ hai phải có vận tốc bằng bao nhiêu để tới B cùng lúc với xe thú nhất ? Bài 3 Một người đứng cách bến xe buýt trên đường theo hướng vuông góc với bến . Ở trên đường có một ô tô đang tiến lại với vận tốc V1=10m/s Khi ô tô hướng về bến và người đó thấy cách ô tô=250m thì bắt đầu chạy ra bến để đón ô tô Tính thời gian di chuyển của người và ô tô gặp nhau ?

Lời giải 1 :

Bài 1:

Quãng đường đi được của người đi bộ: \({S_1} = {v_1}{t_1}\)

Quãng đường đi được của người đi xe đạp: \({S_2} = {v_2}{t_2}\)

Ta có: \({t_2} = {t_1} - 2\)

a)

Hai người gặp nhau khi \({S_1} = {S_2}\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow {v_1}{t_1} = {v_2}\left( {{t_1} - 2} \right)\\ \Leftrightarrow 4.{t_1} = 12\left( {{t_1} - 2} \right)\\ \Rightarrow {t_1} = 3h\end{array}\)

Vậy thời điểm mà 2 người gặp nhau là \(7 + 3 = 10h\)

Tại vị trí cách A một khoảng \({s_1} = {v_1}{t_1} = 4.3 = 12km\)

b)

2 người cách nhau \(2km\)  khi: \(\left| {{S_1} - {S_2}} \right| = 2km\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{S_1} - {S_2} = 2km\\{S_2} - {S_1} = 2km\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}4{t_1} - 12\left( {{t_1} - 2} \right) = 2\\12\left( {{t_1} - 2} \right) - 4{t_1} = 2\end{array} \right. \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}{t_1} = \dfrac{{11}}{4}h\\{t_1} = \dfrac{{13}}{4}h\end{array} \right.\)

\( \Rightarrow \) 2 thời điểm mà họ cách nhau \(2km\) một là lúc \(7 + \dfrac{{11}}{4} = 9,75h = 9h45p\) hai là lúc \(7 + \dfrac{{13}}{4} = 10,25h = 10h15p\)

Bài 2:

Thời gian xe thứ nhất đến B là: \(t = \dfrac{{AB}}{{{v_1}}} = \dfrac{{60}}{{15}} = 4h\)

Thời gian xe thứ 2 đến B là: \(t'\)

Để xe thứ 2 đến B cùng lúc với xe thứ nhất thì: \(t' = t + 1\) (do xe thứ 2 chuyển động trước xe thứ nhất 1h)

Lại có xe thứ 2 nghỉ dọc đường 2h \( \Rightarrow \) Thời gian di chuyển của xe thứ 2 là: \({t_2} = t' - 2 = t - 1 = 3h\)

\( \Rightarrow \) Vận tốc của xe thứ 2 để có thể đến B cùng lúc với xe thứ nhất là: \({v_2} = \dfrac{{AB}}{{{t_2}}} = \dfrac{{60}}{3} = 20km/h\)

Bài 3:

Do chạy cùng lúc với xe khi còn cách người 250m thì thời gian chuyển động của người và xe bằng nhau

\( \Rightarrow {t_2} = {t_1} = t\)

Quãng đường xe chuyển động được: \({s_2} = {v_2}t\)

Quãng đường người chuyển động được là: \({s_1} = {v_1}{t_1}\)

Ta có: \(s_2^2 + s_1^2 = {250^2}\)

Thảo luận

Lời giải 2 :

Bài 1

a)

Thời gian người đi xe đạp khởi hành sau người đi bộ là:

t=t2-t1=9-7=2h

Quãng đường người đi bộ đi trong 2 h là

v1=s/t=>s=v1*t=4*2=8km

vì lúc 9h người đi xe đạp mới khởi hành

=>Khoảng cách giữa 2 người là 8km lúc 9h

Vì 2 người đi cùng chiều nhau

Vcc=V2-V1 (vì v2>v1, nếu V1>V2 thì V1-V2 nha bạn)

=>12-4=8km/h

Thời gian 2 xe gặp nhau

Vcc=Sc/Tcc=>Tcc=Sc/Vcc=8/8=1h

Thời điểm gặp nhau

Tgn=T +Tcc=9+1=10h

Vị trí 2 xe gặp nhau cách A là

S=S1+S2=8+4=12km

b)

Để có thời gian 2 xe cách nhau 2km thì có 2 trường hợp

Trường hợp 1:

Khi 2 xe chưa gặp nhau

Thời gian 2 xe cách nhau 2km là

S2+Sc'=Sc+S1

chuyển vế

S2-S1=Sc-Sc'

(vì S1=V1*T1,S2=V2*T2)

=>V2*T2-V1*T1=8-2

mà T1=T2

=>V2*T1-V1*T1=6km

T1*(V2-V1)=6km

T1*(12-4)=6

T1*8=6

T1=6/8=0.75h

Thời điểm 2 xe cách nhau 2km khi chưa gặp nhau

9+0.75=9.75h

9.75h=9h 45 phút

Trường hợp 2:

Khi 2 người đã gặp nhau

S2-Sc=S1+Sc'

S2-S1=Sc+Sc'

V2*T2-V1*T1=8+2

Mà T1=T2

V2*T1-V1*T1=10

T1*(V2-V1)=10

T1*(12-4)=10

T1*8=10

T1=10/8=1.25h

1.25h =1h15 phút

Thời điểm khi cách nhau 2km khi 2 xe đã gặp nhau là

9+1h15=10h15 phút

Bạn có biết?

Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK