Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của...

Giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của văn bản người con gái nam xương câu hỏi 60235 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của văn bản người con gái nam xương

Lời giải 1 :

I, MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Nêu VĐNL

II, TB 

1, Giaỉ thích

- Giá trị nhân đạo là gì? Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản của các tác phẩm chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với những nỗi đau của con người và cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống, đồng thời thể hiện sự nâng niu trân trọng những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn và niềm tin vào khả năng vươn dậy của con người 

- giá trị hiện thực là gì? Giá trị hiện thực của tác phẩm văn học là toàn bộ hiện thực được nhà văn phản ánh trong tác phẩm văn học, tùy vào ý đồ sáng tạo mà hiện tượng đó có thể đồng nhất với thực tại cuộc sống hoặc có sự khúc xạ ở những mức độ khác nhau.

2, Phân tích 

a, Gía trị nhân đạo

* Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của con người, ở đây chính là Vũ Nương

Vũ Nương mang những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

- Tính tình: Thuỳ mỵ, nết na,

- Dáng vẻ và nhan sắc: Tốt đẹp " Nhan sắc " đẹp nết, đẹp người.

* Trong cuộc sống bình thường:

- Trương Sinh có tính đa nghi, phòng ngừa vợ.-> Nàng giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng phải thất hoà. "

->Lời kể ngắn nhưng tỏ thái độ trân trọng của tác giả.

* Khi tiễn chồng đi lính:

- Nàng dặn dò:

+ Không mong vinh hiển, áo gắm phong hầu.

+ Mong chồng được bình an trở về.

+ Cảm thông trước những nỗi vất vả, gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng.

+ Nói lên nỗi khắc khoải, nhớ nhung của mình. " Những lời nói ân tình, đằm thắm "

=>Yêu thương.

* Khi xa chồng:

- Nỗi buồn nhớ chồng dài theo năm tháng “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn ngăn được”.

- Là 1 người mẹ hiền, dâu thảo : Một mình chăm con nhỏ, chăm sóc mẹ già tận tình, chu đáo “Nàng hết sức thuốc thang lấy lời khôn khéo khuyên lơn”.

* Khi bị chồng nghi oan: Nàng là người trọng danh dự, nhân phẩm

- Lời thoại 1: “Thiếp vốn con kẻ khócho thiếp”

+ Nàng nói tới thân phận mình, tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thuỷ chung, trong trắng.

+ Cầu xin chồng đừng nghi oan.

->Hết lòng tìm cách hàn gắn cái hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ.

* Lời thoại 2: “Thiếp sỡ dĩVọng Phu kia nữa” : Nỗi đau đớn, thất vọng, tuyệt vọng đành cam chịu số phận, hoàn cảnh (Bị đối xử bất công, gia đình tan nát,)

* Lời thoại 3: Lời nói của nàng ở bến Hoàng Giang “Kẻ bạc mệnh phỉ nhổ”.

Lời thề ai oán và phẫn uất, quyết lấy cái chết để chứng minh cho sự oan khuất và sự trong sạch của mình. Đây là hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự, vừa có nỗi tuyệt vọng, vừa có sự chỉ đạo của lý trí. Lời đối thoại, tự bạch sắp xếp hợp lý" Khắc hoạ tâm lý và tính cách.

=>Vũ Nương: Một người phụ nữ Xinh đẹp, nết na, hiền thục, lại đảm đang, tháo vát, thờ kính mẹ chồng, rất mực hiếu thảo, một dạ thuỷ chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình, song lại phải chết một cách oan uổng, đau đớn.

* Đồng cảm sâu sắc vơis số phận khổ đau, bất hạnh của con người

- Vũ Nương là nạn nhân của chế độ nam quyền, mà ở đó tư tưởng trọng nam khinh nữ là chủ yếu. Cuộc hôn nhân của Vũ Nương cũng được " mua" về bằng tiền của Trương Sinh. Không những thế, Trương Sinh còn có tính cahs gia truỏng, hay ghe, vũ phu. Điều này càng làm số phận của Vũ Nương trở nên bi đát.

- Vũ Nương đã bị đẩy vào cái chết, 1 cái chết thật oan nghiệt, đau đớn

* Niềm tin vào sức sống mãnh liệt của con người

- niềm tin vào những điều tốt đẹp "Ở hiền thì gặp lành" (Vũ Nương trở về trong võng lọng, kiệu hoa, bất tử), thể hiện ước mơ giải thoát của nhân dân đương thời.

b, Gía trị hiện thực

- xã hội phong kiến Việt Nam đương thời với quan niệm trọng nam khinh nữ. Vì vậy, Trương Sinh 1 kẻ con nhà hào phú, ít học, có thể lấy vợ về bằng tiền, một kẻ vũ phu ngang nhiên chà đạp lên giá trị nhân phẩm của người vợ nết na. Hành động ghen tuông của Trương Sinh không phải là 1 hành động bột phát trong cơn nóng giận mà là sản phẩm của xã hội đương thời

- lên án chiến tranh đã gây ra cảnh chia lìa, vợ xa chống, con cái phải xa cha, mẹ già vì nhung nhứo con mà qua đời

3, Đánh giá chung

- Tác phẩm cho thấy tấm lòng đồng cảm sâu xa của nhà văn Nguyễn Dữ

- Vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội xưa bị khinh rẻ và không được quyền định đoạt hạnh phúc của mình, các tác giả lên tiếng phản đối, tố cáo xã hội nhằm bênh vực cho người phụ nữ. Đó là một chủ đề manh tính nhân văn cao cả của văn học đương thời.

III,KB: Khẳng định lại vấn đề

*Bài làm 

Hình ảnh người phụ nữ từ lâu đã trở thành 1 đề tài trong các tác phẩm văn học. Đến với văn học trung đại, hình ảnh người phụ nữ nổi bật lên vơii vẻ đẹp cả về ngoại hình lẫn phẩm chất nhưng cuộc đời, số phận họ lại chịu sự vất vả, đau khổ. Điển hình phải kể đến Vũ Nương trong "Chuyện người con gái nam xương. Tác phẩm để lại ấn tượng cho người đọc bởi giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc.

Giá trị nhân đạo là gì? Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản của các tác phẩm chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với những nỗi đau của con người và cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống, đồng thời thể hiện sự nâng niu trân trọng những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn và niềm tin vào khả năng vươn dậy của con người. Cùng với đó,  Giá trị hiện thực của tác phẩm văn học là toàn bộ hiện thực được nhà văn phản ánh trong tác phẩm văn học, tùy vào ý đồ sáng tạo mà hiện tượng đó có thể đồng nhất với thực tại cuộc sống hoặc có sự khúc xạ ở những mức độ khác nhau.

Trước hết, qua "Chuyện người con gái Nam Xương" ta thấy nổi bật lên là tấm lòng nhân đạo cao cả. Đó là sự phát hiện, ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của con người, ở đây chính là Vũ Nương. Vũ Nương mang những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

Vũ Nương là người phụ nữ đẹp có phẩm chất trong sáng, giàu đức hạnh. Nàng đẹp cả ngoại hình lẫn tâm hồn. Trước hết là vẻ đpẹ ngoại hình. Vũ Nương có tính cách thùy mị, nết na”, nét đẹp dịu dàng, hiền hậu, dễ mến.Thêm vào đó lại tư dung tốt đẹp.

Vẻ đpẹ phẩm chất của Vũ Nương càng được bộc lộ theo diễn tiến câu chuyện. Trước hết, nàng là một người vợ chu đáo, giàu đức tính hy sinh, yêu thương chồng, chung thủ. Biết Trương Sinh có tinhd hay ghe nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không lúc nào phải xảy ra thất hòa. Khi tiẽn chồng đi lính, nàng đã nói những lời đầy tình nghĩa. Nàng không mong vinh hiển, áo gắm phong hầu, chỉ mong chồng được bình an trở về. Đó còn là lời cảm thông trước những nỗi vất vả, gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng.

Khi xa chồng, nỗi buồn nhớ chồng dài theo năm tháng “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn ngăn được”. Đó còn là khoảng thời gian Vũ Nương phải một mình chăm con nhỏ, chăm sóc mẹ già tận tình, chu đáo.Khi chồng vắng nhà, nàng đã một mình sinh con, chăm sóc con và yêu thương hết mực. Hằng đêm, chỉ cái mình trên tường để dỗ dành con nói đấy là cha của nó. Với mẹ chồng, nagf là người con dâu hết mực hiếu thảo, " “Nàng hết sức thuốc thang lấy lời khôn khéo khuyên lơn”.

Thế nhưng nàng lại có số phận bất hạnh. Trương Sinh đi lính về, do hiểu lầm về lời nóicon trẻ mà đã đánh đuổi Vũ Nương đi. Nàng hết lời phân trần. Lần thứ nhất,  “Thiếp vốn con kẻ khócho thiếp”. Nàng nói tới thân phận mình, tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thuỷ chung, trong trắng, cầu xin chồng đừng nghi oan. Nàng hết lòng tìm cách hàn gắn cái hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. Lời thoại thứ 2, “Thiếp sỡ dĩVọng Phu kia nữa” . Đó là nỗi đau đớn, thất vọng, tuyệt vọng đành cam chịu số phận, hoàn cảnh. Cuối cùng, nàng đã chọn cái chết để giữ gìn phẩm giá của mình, lời nói của nàng ở bến Hoàng Giang “Kẻ bạc mệnh phỉ nhổ”. Lời thề ai oán và phẫn uất, quyết lấy cái chết để chứng minh cho sự oan khuất và sự trong sạch của mình. Đây là hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự, vừa có nỗi tuyệt vọng, vừa có sự chỉ đạo của lý trí. Lời đối thoại, tự bạch sắp xếp hợp lý" Khắc hoạ tâm lý và tính cách.

Đó còn là sự đồng cảm với số phận bất hạnh của con người. Vỡi Vũ Nương, nàng là là nạn nhân của chế độ nam quyền, mà ở đó tư tưởng trọng nam khinh nữ là chủ yếu. Cuộc hôn nhân của Vũ Nương cũng được " mua" về bằng tiền của Trương Sinh. Không những thế, Trương Sinh còn có tính cahs gia truỏng, hay ghe, vũ phu. Điều này càng làm số phận của Vũ Nương trở nên bi đát.Lời nói của đứa trẻ ngây thơ như đổ thêm dầu vào lửa làm thổi bùng ngọn lửa ghen tuông trong con người vốn đa nghi đó, chàng “đinh ninh là vợ hư“. Cách xử sự hồ đồ độc đoán của Trương Sinh đã dẫn đến cái chết thảm khốc của Vũ Nương, một sự bức tử mà kẻ bức tử lại hoàn toàn vô can.

Cuối cùng, giá trị nhân đạo thể hiện qua niềm tin vào sức sống mãnh liệt của con người, niềm tin vào những điều tốt đẹp "Ở hiền thì gặp lành" (Vũ Nương trở về trong võng lọng, kiệu hoa, bất tử), thể hiện ước mơ giải thoát của nhân dân đương thời.

Tác phẩm còn nổi bật bởi giá trị hiện thực sâu sắc. Đó là xã hội phong kiến Việt Nam đương thời với quan niệm trọng nam khinh nữ. Vì vậy, Trương Sinh 1 kẻ con nhà hào phú, ít học, có thể lấy vợ về bằng tiền, một kẻ vũ phu ngang nhiên chà đạp lên giá trị nhân phẩm của người vợ nết na. Hành động ghen tuông của Trương Sinh không phải là 1 hành động bột phát trong cơn nóng giận mà là sản phẩm của xã hội đương thời. Đồng thời  lên án chiến tranh đã gây ra cảnh chia lìa, vợ xa chống, con cái phải xa cha, mẹ già vì nhung nhứo con mà qua đời

Vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội xưa bị khinh rẻ và không được quyền định đoạt hạnh phúc của mình, các tác giả lên tiếng phản đối, tố cáo xã hội nhằm bênh vực cho người phụ nữ. Đó là một chủ đề manh tính nhân văn cao cả của văn học đương thời. Tác phẩm cho thấy tấm lòng đồng cảm sâu xa của nhà văn Nguyễn Dữ.

Thảo luận

Lời giải 2 :

1. Giá trị hiện thực

- Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công: nam quyền, chà đạp số phận người phụ nữ.

- Số phận con người chủ yếu thông qua số phận người phụ nữ: chịu nhiều oan khuất, bế tắc.

- Xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa liên miên làm cho cuộc sống người dân bước vào đường cùng, bế tắc.

2. Giá trị nhân đạo

- Ca ngợi người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ Nương (Công - Dung - Ngôn - Hạnh)

* Người phụ nữ thủy chung.

- Luôn gìn giữ khuôn phép khi về nhà chồng (biết chồng có tính đa nghi).

- Khi chồng đi lính, Vũ Nương nhớ da diết, luôn thấy hình bóng chồng bên mình: vợ chồng như hình với bóng.

- Khi bị nghi oan, nhẫn nhục, cố gắng hàn gắn tình vợ chồng.

- Sống ở thủy cung, vẫn luôn nhớ về quê hương chồng con.

* Vũ Nương: người con dâu hiếu thảo

- Thay chồng chăm sóc mẹ (khi chồng vắng nhà, lúc đau ốm). Khi mẹ chồng mất lo ma chay, thương xót như mẹ đẻ.

* Một người mẹ yêu thương con:

- Đảm nhận vai trò của cả người cha khi chồng xa nhà.

- Hình ảnh chiếc bóng để dỗ dành con.

* Người phụ nữ trọng nhân phẩm tình nghĩa:

- Chọn cái chết tự minh oan, bảo vệ nhân phẩm cho mình - của người phụ nữ.

- Quyết giữ lời hứa với Linh Phi, thể hiện coi trọng danh dự, tình nghĩa dù nhớ thương quê hương, người thân.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK