Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Bài 1: theo em vì sao tác giả đặt tên...

Bài 1: theo em vì sao tác giả đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là “ Đồng Chí “ ? Tên bài thơ gợi cho em có suy nghĩ gì về tình cảm của

Câu hỏi :

Bài 1: theo em vì sao tác giả đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là “ Đồng Chí “ ? Tên bài thơ gợi cho em có suy nghĩ gì về tình cảm của những người lính cách mạng ? Bài 2: viết đoạn văn khoảng 10 câu theo T-P-H Phân tích khổ cuối bài “ Đồng Chí “ trong đoạn văn có sử dụng 1 câu ghép chính phụ và một câu có thành phần biệt lập tình thái ( gạch chân và chú thích ) Bài 3 phân tích giá trị nghệ thuật của hình ảnh hoán dụ mang tính nhân hoá trong câu thơ “ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính “ Bài 4 : trong bài thơ “ Đồng Chí “ Chính Hữu đã viết rất xúc động về người chiến sĩ trong thời kì kháng chiến : “ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày ... Thương nhau tay nắm lấy bàn tay “ a) Từ ”đồng chí” có nghĩa là gì ? Theo em , vì sao tác giả đặt tên bài thơ của mình là ”Đồng Chí “ ? b) Trong câu “ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính “ nhà thơ sử dụng phép tu từ gì ? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy ? c) dựa vào đoạn văn trên , em hãy viết một đoạn văn có độ dài khoảng 10 câu theo T-P-H trong đó có sử dụng phép thế và một câu phủ định làm rõ sự đồng cảm , sẻ chia giữa những người đồng đội

Lời giải 1 :

 ** Em tham khảo bài làm dưới đây nhé **

B1.

a. Đặt tên là "Đồng chí"

- Đồng chí là cách gọi khái quát về tình đồng đội gắn bó keo sơn, thiêng liêng và nghĩa tình.

- Đồng chí là những con người cùng chung lí tưởng, chí hướng, cùng làm một đơn vị, cơ quan.

- Từ khái niệm trên cùng sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân, cùng chung lí tưởng bảo vệ Tổ quốc, những người lính từ những phương trời xa.

b. Dựa vào tên bài thơ ta thấy tình cảm của những người lính cách mạng thật đẹp và gắn bó với nhau. Thể hiện sâu sắc, chân thực tình cảm đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí ấy hiện lên thật thiêng liêng, cao đẹp, thể hiện sự gắn bó chặt chẽ và đáng trân trọng của những người lính trong cuộc sống và chiến đấu hiểm nguy.

 

B2. 

“ Đồng chí” của Chính Hữu là một bài thơ làm nổi bật lên vẻ đẹp của người lính trong kháng chiến chống Pháp. Đặc biệt trong khổ thơ cuối hiện lên bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội, là biểu tượng cao đẹp về cuộc đời người chiến sĩ:
                 “Đêm nay rừng hoang sương muối
                   Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
                   Đầu súng trăng treo”.
Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ đã đứng cạnh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả…. Câu kết là một hình ảnh thơ rất đẹp: “Đầu súng trăng treo”. Cảnh vừa thực, vừa mộng. Về ý nghĩa của hình ảnh này có thể hiểu: Đêm khuya, trăng tà, cả cánh rừng ngập chìm trong sương muối. Trăng lơ lửng trên không, chiếu ánh sáng qua lớp sương mờ trắng, đục. Bầu trời như thấp xuống, trăng như sà xuống theo. Trong khi đó, người chiến sĩ khoác súng trên vai, đầu súng hướng lên trời cao như chạm vào vầng trăng và trăng như treo trên đầu súng. “Trăng” là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, là sự sống thanh bình. “Súng” là hiện thân cho cuộc chiến đấu gian khổ, hi sinh. Súng và trăng, cứng rắn và dịu hiền. Súng và trăng, chiến sĩ và thi sĩ. Hai hình ảnh đó trong thực tế vốn xa nhau vời vợi nay lại gắn kết bên nhau trong cảm nhận của người chiến sĩ: trăng treo trên đầu súng. Như vậy, sự kết hợp hai yếu tố, hiện thực và lãng mạn đã tạo nên cái vẻ đẹp độc đáo cho hình tượng thơ. Và phải chăng, cũng chính vì lẽ đó, Chính Hữu đã lấy hình ảnh làm nhan đề cho cả tập thơ của mình – tập “Đầu súng trăng treo” – như một bông hoa đầu mùa trong vườn thơ cách mạng. Tôi thấy đoạn kết của bài thơ thật đẹp! Nó đã tạc vào thơ ca hiện đại chân dung người chiến sĩ mộc mạc, đơn sơ mà khỏe khoắn, hào hùng.

   

B3.

Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” có cách diễn tả tình cảm của con người một cách gián tiếp, kín đáo qua các sự vật trong những mô típ rất quen thuộc về làng quê của ca dao : “giếng nước gốc đa”. Câu thơ có biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa. Những biện pháp này đã góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của người hậu phương đối với người bộ đội. Nó làm cho lời thơ vừa có sắc thái dân gian, vừa hiện đại.

Thảo luận

-- Giúp tôi nốt mấy bài còn lại đi
-- Đúng rồi
-- Mới làm có 1 bài à bài 2 nc

Lời giải 2 :

bài 1: Đồng chí là người cùng chung lí tưởng chung cảnh ngộ , là tên gọi của tình cảm cảm xuc trong những năm kháng chiến chống pháp. Nhan đề đã góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm về tinh cảm mà những người lính họ dành cho nhau . Không những thế nó còn khẳng định được vẻ đẹp và sức mạnh cuoc doi người lính. Tên bài thơ cho ta thấy một một vẻ đẹp sâu sắc nghĩa tignh của tình đồng chí đồng đội . Trong những năm cách mhajng kháng chiến tiếng đồng chí vang lên mộc mạc mà thiêng liêng cao quý , những người lính .

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK