Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 viết một bài văn ngắn giới thiệu về một vấn...

viết một bài văn ngắn giới thiệu về một vấn đề, 1 tác giả hoặc một tác phẩm ở Hưng Yên câu hỏi 51573 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

viết một bài văn ngắn giới thiệu về một vấn đề, 1 tác giả hoặc một tác phẩm ở Hưng Yên

Lời giải 1 :

Theo gia phả của dòng họ Lê Hữu, ông sinh ngày 12 tháng 11 năm 1724 trong một gia đình có 6 tiến sĩ ( ông là con của tiến sĩ Lê Hữu Mưu, là cháu gọi Thượng thư bộ Binh Lê Hữu Kiều là chú ruột).

Ông là con thứ 7 nên gọi là

Chiêu Bảy. Theo Hải Dương phong vật chí thì ông còn có tên là Lê

Hữu Huân, nhưng theo sách Văn Xá Lê tộc thế phả thì ông là Lê Hữu Trác.

Lúc nhỏ, ông theo cha lên Thăng Long học. Nổi tiếng thông minh học giỏi, ông cùng một số bạn bè lập ra một “ Thi xã” ( Hội thơ) ở Hồ Tây để cũng nhau xướng họa. Tính ông hào mại phong lưu, thích giao du với bạn bè, được Chúa Trịnh hết lòng yêu mến. Đương thời gọi ông là “ Nhà thơ Lý Đỗ phong lưu”. Năm 20 tuổi, ông bỏ đường cử nghiệp, chuyển sang học xõ từng tham dự nhiều trận mạc, hy vọng trở thành một võ tướng có tài. Nhưng buổi bấy giờ vua Lê chỉ còn là hư vị, Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn còn đang giao tranh, ông chán công danh lánh về ở ẩn nơi quê mẹ là làng Thượng Phúc, huyện Hương Sơn, trấn Nghệ AN ( nay là huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Ông chuyên tâm nghiên cứu ý học, xây dựng sự nghiệp y học dân tộc để trị bệnh cứu người, với một ham muốn phần nào giúp cho xã hội bớt đi những đau khổ. Tài năng đạo đức của ông vang dội khắp trong nước.

Ngày 12 tháng Giêng năm 1781, ông được lệnh của chúa Trịnh Sâm ra kinh đô Thăng Long chưa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán. Trong thời gian này ông viết Thượng Kinh ký sự ghi lại sinh hoạt trong phủ của vua Lê, chúa Trịnh. Trịnh Sâm nể tài muốn giữ ông lại trong triệu, trọng thưởng ngang với chức quan kiểm soát bộ Hộ. Ông chối từ và trở về Hương Sơn ngày 2 tháng 11 năm 1782 để vui cái vui của thiên hạ, lo cái lo của thiên hạ, bởi trị bệnh cứu người là mục đích của đời ông.

Không chỉ biết làm thuộc chữa bệnh ông còn để công dạy nghề y và viết sách. Bộ Y tông tâm lĩnh đồ sộ gồm 28 tập, 66 quyển ông viết trong gần 40 năm. Đây là một công trình kế thừa trước tác y học của nhiều thế hệ, được coi là bộ Bách khoa toàn thư y học của thế kỉ 18, loại sách này thời kì đó, trên thế giới cũng chỉ mới xuất bản rất ít. Trong đó ông đã xây dựng thành hệ thống toàn bộ: Lý, Pháp, Phương, Dược của nền y học Việt

Nam.

Lê Hữu Trác không những là một nhà y học, dược học vĩ đại có kiến thức uyên thâm, ông còn là nhà thơ, nhà văn xuất sắc, một nhà tư tưởng tiến bộ, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân đạo. Sau khi mất, ông được nhân dân và giới y học cả nước suy tôn là bậc “ Y thánh của Việt

Nam” và được thơi chung với Đại danh y Tuệ Tĩnh ở Y miếu Thăng Long.

Tác phẩm của ông có:

- Hải Thượng y tông tâm lĩnh, gồm 66 quyển

- Vệ sinh quyết yếu

- Y hải cầu nguyện

- Hành giản trân nhu, gồm 2210 phương thuộc đơn giản trị 126 loại bệnh

- Bách gia trân tàng, gồm 644 bài thuộc kinh nghiệm

- Tâm đắc thần phương, gồm 70 bài thuộc chọn lọc

- Hiệu phỏng tân phương

- Y dương án

- Y âm án

- Nữ công thắng làm

- Thượng Kinh ký sự

Thảo luận

-- cho mk câu trả lời hay nhất nhé
-- ok
-- cậu ơi, kia đâu phải là người ở hưng yên
-- đúng rồi
-- chú mk ở hưng yên
-- sao có chuyện gì à

Lời giải 2 :

Thăng Long Hà Nội - Phố Hiến Hưng Yên luôn có mối liên hệ mật thiết trong quá trình phát triển. Cả hai vùng đất có truyền thống văn hiến này luôn có sự giao thoa, cùng sản sinh và nuôi dưỡng nhân tài đất Việt. Điển hình như Vũ Trọng Phụng, một người con của xứ nhãn Hưng Yên đã vang danh trên mảnh đất 36 phố phường vào đầu thế kỷ 20 với danh hiệu "Vua phóng sự đất Bắc".

Tuy thời gian cầm bút ngắn ngủi, với tác phẩm đầu tiên là truyện ngắn Chống nạng lên đường đăng trên Ngọ báo vào năm 1930, ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng 1 bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Một số tác phẩm của ông được đưa vào chương trình văn học nhà trường.

Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912 ở làng Hảo, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Cha ông mất sớm, ông phải thôi học để đi làm kiếm sống. Sau hai năm làm ở các sở tư như nhà hàng Gôđa, nhà in IDEO (Viễn Đông), ông chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên nghiệp.

Năm 1930, Vũ Trọng Phụng đã có bài đăng trên tờ Ngọ Báo. Bắt đầu ông viết một số truyện ngắn, nhưng không được chú ý. Năm 1931, ông viết vở kịch Không một tiếng vang, thì bắt đầu gây được sự quan tâm của bạn đọc. Năm 1934, Vũ Trọng Phụng mới cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tay Dứt tình đăng trên tờ Hải Phòng tuần báo.

Năm 1936, ngòi bút tiểu thuyết của ông nở rộ, chỉ trong vòng một năm, bốn cuốn tiểu thuyết lần lượt xuất hiện trên các báo, thu hút sự chú ý của công chúng. Cả bốn tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ đều hiện thực, đi sâu vào các vấn đề xã hội. Trong đó, Số đỏ xuất sắc hơn cả, được xem như tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng, một vài nhân vật, câu nói trong Số đỏ đã đi vào ngôn ngữ đời sống hằng ngày.

Là một nhà báo, Vũ Trọng Phụng đã viết nhiều phóng sự nổi tiếng. Với phóng sự đầu tay mang tên Cạm bẫy người (1933) đăng báo Nhật Tân dưới bút danh Thiên Hư đã gây được sự chú ý của dư luận đương thời. Năm 1934, báo Nhật Tân cho đăng phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây. Với hai phóng sự đó, Vũ Đình Chí và Vũ Bằng đã cho ông là một trong hàng vài ba "nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta". Những phóng sự tiếp theo như Cơm thầy cơm cô, Lục xì đã góp phần tạo nên danh hiệu "ông vua phóng sự của đất Bắc" cho Vũ Trọng Phụng.

Những tiểu thuyết và phóng sự của ông cũng nhận được nhiều ý kiến phản bác. Từ năm 1936 đến khi Vũ Trọng Phụng qua đời năm 1939, đã nổ ra cuộc tranh luận xung quanh vấn đề "Dâm hay không Dâm" trong các tiểu thuyết, phóng sự của ông.

Cả đời Vũ Trọng Phụng sống trong nghèo khổ. Vì còn bà nội và mẹ già nên dù lao động cật lực, ngòi bút của ông vẫn không đủ nuôi gia đình. Tuy viết về nhiều các tệ nạn, thói ăn chơi trong xã hội nhưng Vũ Trọng Phụng là một người đạo đức và sống rất kham khổ.

Khoảng năm 1938, ông bị lao phổi, nhưng không có tiền chữa bệnh. Nghe theo lời thầy thuốc, ông hút thuốc phiện để kéo dài cuộc đời mình. Những ngày cuối đời, trên giường bệnh ông từng phải thốt lên với Vũ Bằng: "Nếu mỗi ngày tôi có một miếng bít tết để ăn thì đâu có phải chết non như thế này". Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939, khi mới 27 tuổi.

Lúc sinh thời, Vũ Trọng Phụng thường không có lấy một trăm đồng bạc trong túi bao giờ nhưng ông luôn là người mực thước, chỉnh chu với gia đình. 27 tuổi đời, ông mất vì lao lực, lao tâm sau bấy nhiêu lăn lộn mưu sinh bằng văn tài của mình mà chẳng nuôi nổi gia đình. Con người đức hạnh và thiên tài ấy đã để lại cho đời những tuyệt bút là những truyện ngắn, tiểu thuyết làm vang dội văn đàn từ bấy đến nay.

Lý giải về văn tài Vũ Trọng Phụng có không ít người đã làm. Nhưng cách gì đi nữa, phải thấy rằng hoàn cảnh xã hội dù là nguồn cảm hứng lớn lao nhất nhưng nếu không có cái gọi là thiên tài khó có thể làm nổi một sứ mệnh như họ Vũ. Tiếc là thiên tài thường như sao sáng. Mà Vũ Trọng Phụng thì như một ánh sao băng. Ông mất quá sớm, dầu ông còn muốn sống, muốn viết để tranh đấu cho cuộc đời. Chả thế mà khi lâm chung, ông chỉ muốn khi nhắm mắt xuôi tay, đầu được gối lên tập bản thảo…

Trí Dũng

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK