Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Cảm nhận ngắn về Cảnh Ngày Xuân của Nguyễn Du...

Cảm nhận ngắn về Cảnh Ngày Xuân của Nguyễn Du câu hỏi 45361 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Cảm nhận ngắn về Cảnh Ngày Xuân của Nguyễn Du

Lời giải 1 :

Bốn câu thơ đầu đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp:”Ngày xuân con én đưa thoi/ Thiều quang chin chục đã ngoài sáu mươi”. Hai câu thơ vừa mờ ra một không gian mùa xuân vừa giới thiệu được thời gian: mùa xuân thấm thoắt trôi mau “con én đưa thoi”, tiết trời đã vội bước sang tháng ba khiến cho lòng người còn tiếc nuối. Tiết trời trong tháng cuối cùng của mùa xuân mà bầu trời vẫn trong sáng bởi ánh nắng rực rỡ “thiều quang”, những cánh én vẫn chao liệng giữa không gian bao la, rộng dài; thật nhịp nhàng, đều được vẽ nên bằng rất ít chi tiết chấm phá nhưng lại mang vẻ đẹp đặc trưng của nó và rất có hồn: “Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. Thảm cỏ non xanh mênh mông trải rộng đến tận chân trời là gam màu chủ đạo làm nền cho bức tranh mùa xuân và trên cái nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Màu sắc của bức tranh xuân hài hòa đến mức tuyệt diệu, sáng tươi, dịu mát, chúng tôn nhau lên. Cỏ, hoa lê là vẻ đẹp riêng của sắc xuân có từ trong cổ thi: “Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa”, vẫn là cỏ thơm, trời xanh, hoa lê nhưng lời thơ Kiều của Nguyễn Du sinh động hơn nhờ tính từ “trắng” làm cho động từ “điểm” thêm sinh động. Tất cả đều gợi vẻ đẹp tinh khôi, trẻ trung, giàu sức sống, thanh khiết khoáng đạt mà êm dịu thanh bình nhưng cũng không kém phần sống động. Phải chan hòa với cuộc sống, cỏ cây và khả năng rung động tinh tế đến sâu sắc thì nhà thơ mới có thể vẽ nên cho ta một bức tranh thiên nhiên rực rỡ ánh sáng và sắc màu trong trẻo như vậy.

Mùa xuân thường gắn liền với những lễ hội thể hiện những nét truyền thống trong văn hóa dân tộc. Cũng là câu thơ lục bát mà sao cảnh lễ hội lại nhộn nhịp, đông vui, hoạt động của con người lại rộn rã, tưng bừng đến vậy. “Gần xa nô nức yến anh/ Ngựa xe như nước áo quân như nêm”. Chính là vì tác giả đã sử dụng thành công khá nhiều từ song tiết để gợi lên không khí và hoạt động của lễ hội. Đó là các tính từ “nô nức”, “dập dìu”, “ngổn ngang”, “gần xa”; các danh từ “yến anh, chị em, tài tử giai nhân, ngựa xe, áo quân” và động từ “sắm sửa”. Trong đó lại có rất nhiều từ láy “nô nức”, “dập dìu”, “ngổn ngang”. Bản thân những từ ghép và từ láy này tự nó đã nói lên không khí tấp nập, tưng bừng của lễ hội. Nhung không chỉ có thế, ở đây còn có cách sử dụng cấu trúc câu lặp lại để nhấn mạnh ý. Trên đã “Gần xa nô nức yến anh”, dưới lại “dập dìu tài tử giai nhân” - cái ý đông vui, nhộn nhịp, trai tài gái sắc rõ ràng nổi bật hơn trong khung cảnh lễ hội. Và cả lối so sánh dân gian khiến người đọc hình dung ngay được cái cảnh người đi hội đông đúc, tấp nập: “Ngựa xe như nước áo quần như nêm”. Và hình ảnh lễ hội xa xưa của dân tộc đã hiện về thật đậm nét trong bức tranh thơ của thi sĩ: hội đạp thanh tấp nập, dập dìu với trai gái thanh lịch và lễ tảo mộ thành kính, trang nghiêm với những nghi lễ tín ngưỡng dân gian: “Ngổn ngang gò đống kéo lên/ Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”. Bức tranh thấm được cái hồn mùa xuân đất nước bởi nhà thơ đã miêu tả nó bằng chính hồn thơ dân tộc của mình. Nếu như bức tranh xuân ở bốn câu đầu được vẽ bằng những gam màu tươi sáng êm dịu thì cảnh chị em Thúy Kiều trở về là cảnh chiều về bâng khuâng đầy tâm trạng... Chiều về, trong thời khắc của ngày tàn, thiên nhiên cũng thường thoáng đượm nét buồn: “Tà tà bóng ngả về tây”. Lúc này, ánh dương đã nhạt, bóng chiều đã xế, lễ hội đã vãn người, bước chân Kiều cùng hai em thơ thẩn trên con đường trở về “Bước dần theo ngọn tiểu khê, lần xem phong cảnh có bề thanh thanh”. Không gian vắng lặng, yên tĩnh, không còn cái vẻ tấp nập, tất cả như bị thu hẹp và ngưng đọng: dòng suối thì nhỏ, nước thì uốn quanh, dịp cầu nho nhỏ mà lại bắc ngang ở cuối ghềnh như đang nép mình trong ánh tà dương. Con người cũng thế, bước chân chậm rãi nhẹ nhàng “thơ thẩn”, trong lòng như vương những nỗi bâng khuâng? Ở đây, cảnh ngụ tình và tình người cũng như hòa vào cảnh vật. Sáu câu thơ mà thi nhân đã dùng đến năm từ láy: “tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ”, những từ láy gợi lên nét buồn của cảnh vật lúc xế chiều và nỗi lòng xao xuyến của con người cuối ngày du xuân. Bức tranh phong cảnh chiều xuân đã thành bức tranh tâm cảnh qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK