Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 câu 1: cảnh vật trong đoạn thơ được miêu tả...

câu 1: cảnh vật trong đoạn thơ được miêu tả theo trình tự nào? câu 2: việc sử dụng điệp ngữ "buồn troong" có tác dụng gi? c3: nêu tác dụng của 2 câu hỏi tu từ

Câu hỏi :

câu 1: cảnh vật trong đoạn thơ được miêu tả theo trình tự nào? câu 2: việc sử dụng điệp ngữ "buồn troong" có tác dụng gi? c3: nêu tác dụng của 2 câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? c4: trong Truyện Kiều ,Nguyễn Du đã từng viết: 'cỏ non xanh tận chân trời' hãy chỉ ra sự khác biệt về nội dung của câu thơ đó với câu thơ:" buồn trông cửa bể chiều hôm" Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Lời giải 1 :

1.

- Cảnh vật trong đoạn thơ được miêu tả theo trình tự từ xa tới gần. Từ “cửa - bể chiều hôm” tới “ghế ngồi”, bốn khung cảnh khác nhau :

+ Một cánh buồm thấp thoáng nơi cửa biển.

+ Những cánh hoa lụi tàn trôi man mác trên ngọn nước mới.

+ Nơi cỏ héo úa, rầu rầu.

+ Cảnh tưởng tượng sóng quanh ghế ngồi. 

→ Diễn đạt nỗi buồn dâng lên đầy ắp, càng ngày như muốn nhấn chìm Kiều trước cuộc bể dâu.


2.

- Điệp từ “buồn trông” đứng đầu mỗi câu, khắc họa nỗi buồn trông ra bốn phía, ngóng đợi những thứ xa xôi, mơ hồ làm thay đổi hiện tại bế tắc.

+ Buồn trông cái thảng thốt, lo âu, mỗi sợ hãi của người con gái non nớt khi lạc vào cuộc đời ngang trái.

+ Cụm từ “buồn trông kết hợp với các hình ảnh đứng sau đã diễn tả nỗi | buồn với những sắc thái cao độ khác nhau.

+ Điệp ngữ lại kết hợp với các từ láy chủ yếu là từ láy tượng hình, dồn | dập, tạo nhịp điệu, diễn tả nỗi buồn ngày càng dâng kín bủa vây lấy Kiều.

+ Điệp ngữ tạo nỗi buồn dâng lên tầng tầng, lớp lớp, trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng là điệp khúc của tâm trạng.


3.

- Câu hỏi tu từ: “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”

+ Hình ảnh cánh buồm nhỏ, đơn độc giữa mênh mông sóng nước, cũng giống như tâm trạng của Kiều trong không gian thanh vằng ở hiện tại nghĩ tới tương lai mịt mù của bản thân.

+ Nàng cảm thấy lênh đênh giữa dòng đời, không biết ngày nào mới được trở về với gia đình, đoàn tụ với người thân yêu.

- Câu hỏi tu từ: “Hoa trôi man mác biết là về đâu?”

+ Những cánh hoa trôi vô định trên mặt nước càng khiến Kiều buồn hơn, nàng nhìn thấy trong đó số phận lênh đênh, chìm nổi, bấp bênh giữa dòng đời ngang trái.

+ Kiều lo sợ không biết số phận của mình sẽ trôi dạt, bị vùi lấp ra sao.

4.

Câu thơ : " Cỏ non xanh tận chân trời " là câu thơ trong đoạn trích Cảnh ngày xuân, diễn tả hình ảnh đẹp đẽ về sức sống của mùa xuân. Màu xanh của cô non ngút ngàn tới chân trời, mở ra không gian khoáng đạt, giàu sức sống.

- Câu thơ : " Buồn trông nội cỏ rầu rầu "

+ Nội có “rầu rầu” là hình ảnh “sắc xanh héo úa” mù mịt, nhạt nhòa trải dài từ chân mây tới mặt đất, không còn cái “xanh tận chân trời” như sắc có trong tiết Thanh minh khi Kiều còn trong cảnh đầm ấm.

+ Màu xanh của sự héo tàn gợi cho Kiều một nỗi nhàm chán ngán, vô vọng vì cuộc sống cô đơn, quạnh quẽ vô vọng vì sống cuộc sống cô quạnh và những chuỗi ngày sống vô vị tẻ nhạt không biết kéo tới bao giờ.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK