Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Câu 1: Cho đoạn thơ sau: Xót người như tựa...

Câu 1: Cho đoạn thơ sau: Xót người như tựa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa ngườ

Câu hỏi :

Câu 1: Cho đoạn thơ sau: Xót người như tựa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm a) Chỉ ra một số thành ngữ trong câu trên và giải thích thành ngữ đó? b) Thời gian thực tế mà Kiều xa cha mẹ chưa nhiều, nhưng tại sao tác giả lại viết:" Sân Lai cách mấy nắng mưa/ Có khi gốc tử đã vừa người ôm". Hãy lí giải về cảm nhận này của Kiều c) Dựa vào đoạn thơ trên hãy viết một đoạn văn ngắn(10-15 dòng) để làm rõ tấm lòng của Thúy Kiều. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán và một trạng ngữ

Lời giải 1 :

a, Thành ngữ: quạt nồng ấp lạnh

b, Thời gian thực tế xa cha mẹ chưa lâu nhưng trong hoàn cảnh của Kiều, Kiều lại cảm nhận đó là một thời gian rất dài bởi vì trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy Kiều đã phải chịu bao thăng trầm của cuộc sống. Bị Mã Giám Sinh và Tú Bà lừa vào lầu xanh, phải tiếp hết lượt khách này đến lượt khách khác. Trong đau khổ thì khi nhớ lại quãng thời gian hạnh phúc, Kiều cảm thấy quãng thời gian ấy như đã xa vời vợi.

c, Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" đã nói lên nỗi lòng của Kiều khi bị giam hãm cô đơn buồn tủi. Bốn câu thơ trên đã thể hiện rõ tấm lòng của Thúy Kiều đối với cha mẹ mình. Kiều đã phải hi sinh hạnh phúc lứa đôi để bán mình chuộc cha, và giờ đây khi ở một nơi không ai thân thuộc thì nỗi nhớ nhà lại giấy lên mạnh mẽ. Kiều xót xa lo lắng cho cha mẹ mình không biết có ai chăm sóc, có ai đỡ đần hay không. Chao ôi! tấm lòng của Kiều hiếu thảo biết bao. Ở ngay trong khổ đau của bản thân mà Kiều vẫn còn lo lắng cho cha mẹ nơi quê nhà. Hôm mai, hôm mai ấy phải đâu là một hôm mai mà còn là rất nhiều hôm mai nữa bởi Kiều chẳng biết bao giờ mới có thể trở về bên cha mẹ. qua bốn câu thơ này, Nguyễn Du đã vẽ nên trước mặt người đọc một người con hiếu thảo, một người con giàu đức hi sinh.

Thảo luận

-- Trạng ngữ ở phần nào ạ?
-- trạng ngữ: hôm mai, hôm mai ấy đâu phải là một...bên cha mẹ

Lời giải 2 :

1. Quạt nồng ấp lạnh: lo lắng k biết ai phụng dưỡng cha mẹ

2. Có thể lí giải là vì nỗi nhớ thương cha mẹ nên thời gian kéo dài ra

3.

- Từ “xót”:

+ Là nỗi xót xa, thương cảm của một người con giành cho cha mẹ đã tuổi cao, sức yếu.

+ Vì tưởng tượng ra cảnh cha mẹ ngày đêm tựa cửa, ngóng chờ mình (“hôm mai”…)

+ Vì vắng nàng cha mẹ thiếu bàn tay chăm sóc: “quạt nồng ấp lạnh”, thiếu người nâng giấc bê gối.

+ Vì ý thức được sự vô tình của thời gian -> cha mẹ ở xa lại ngày càng già yếu hơn.

- Nhớ để rồi ân hận, tự trách bản thân mình vẫn chưa tận hiếu với mẹ cha.

=> Cho thấy vẻ đẹp nhân phẩm của Thúy Kiều: một người tình thủy chung, một người con hiếu thảo, một con người vị tha, đáng trọng.

=> Cho thấy sự đồng cảm lạ lùng của Nguyễn Du với nỗi lòng và sự tài hoa trong ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của ông.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK