Quân chủ lập hiến hay quân chủ đại nghị là một hình thức tổ chức nhà nước giữ nguyên vai trò của vua hay quốc vương từ thời phong kiến nhưng vị quân vương không nắm thực quyền, mà quyền lực chủ yếu thuộc quốc hội do đảng chiếm đa số ghế lãnh đạo; đảng này cũng có quyền tự chấp chính, hoặc liên minh với đảng khác để thành lập Chính phủ. Thủ tướng thường là thuộc đảng chiếm đa số.[1] Trong các nhà nước theo chính thể quân chủ hạn chế thì quyền lực tối cao của quốc gia phần thuộc vị quân vương, được coi là quốc trưởng, phần thuộc một cơ quan khác, khi là nghị viện hay hội đồng đại biểu. Cuộc bầu cử có thể là đầu phiếu phổ thông hay hạn chế cho một vài giai cấp quý tộc.[2]
Trong chính thể quân chủ lập hiến, nhà vua hay nữ hoàng là nguyên thủ quốc gia, nhưng về quyền lực thì chỉ mang tính chất tượng trưng, đại diện cho truyền thống dòng tộc và sự thống nhất của quốc gia. Tiếng Anh có câu là "nhà vua trị vì nhưng không cai trị".
Chính thể quân chủ lập hiến theo mô hình đại nghị còn tồn tại ở nhiều nước phát triển như Nhật Bản, Anh Quốc, Thụy Điển, Đan Mạch, Canada, Úc, Campuchia, Thái Lan, Tây Ban Nha, Na Uy... phần nhiều do nguyên nhân lịch sử.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK