Em tham khảo nhé
a) Giải thích khái niệm :
- Đam mê : sự yêu thích, hứng thú đến mức cao độ với một đối tượng nào đó trong cuộc sống. Đối tượng ấy có thể là con người, công việc, cảnh vật, thú vui...
- Tạo ra và chế ngự: là hai khái niệm trái ngược, vừa khơi gợi, nuôi dưỡng, phát triển, vừa kìm nén, khống chế.
b) Lí giải vấn đề:
- Tạỉ sao con người phải tạo cho mình niềm đam mê ?
+ Niềm đam mê giúp con người có hứng thú, có động lực tích cực để làm việc, học tập, sáng tạo. Không có niềm đam mê, con người trở thành những cái máy vô hồn, mọi công việc đều thực hiện miễn cưỡng theo bổn phận, nghĩa vụ, sĩ diện bởi sự thúc đẩy bên ngoài mà không có sự giục giã, hối thúc mãnh liệt bên trong; và tất nhiên như thế sẽ không thể có kết quả tốt.
+ Niềm đam mê giúp con người nâng cao chất lượng cuộc sống bởi những hứng thú tích cực với thế giới bên ngoài, đó có thể là những cảnh sắc thiên nhiên, có thể là thể thao, thưởng thức nghệ thuật... Con người sẽ mạnh mẽ, năng động và thân thiện hơn với cuộc sống, con người, cảnh vật; sẽ được bồi đắp tâm hồn, rèn luyện thêm tính cách...
+ Niềm đam mê giúp con người có khả năng được hưởng hạnh phúc vì đam mê là điều không thể thiếu được trong tình yêu và hôn nhân ; quan hệ lứa đôi và gia đình sẽ miễn cưỡng, lạnh lẽo nếu thiếu đam mê.
- Tại sao con người phải chế ngự niềm đam mê ?
+ Đam mê giống như ngọn lửa có thể thắp sáng đường đi, cuộc đời, đem lại sức sống, sự ấm áp cho trái tim con người nhưng nếu không biết cách chế ngự, ngọn lửa ấy cũng có thể bùng cháy và thiêu đốt chính con người.
+ Cuộc sống luôn đa diện, sự đam mê quá mức vào một lĩnh vực hay bình diện nào đó sẽ khiến con người mất đi sự cân bằng, thậm chí sẽ méo mó về tính cách.
Sự đam mê nếu bị đẩy tới cao độ sẽ hút kiệt cả tinh thần và thể chất con người, họ sẽ mất đi khả năng cảm nhận thế giới xung quanh với những sắc màu phong phú, đa dạng khác.
+ Sự đam mê nhiều khi gắn liền với việc con người phải hi sinh những giá trị nào đó xung quanh mình hoặc trong chính bản thân mình : gia đình, bạn bè, nhân cách... Con người phải biết tạo ra, nuôi dưỡng và chế ngự niềm đam mê, phải biết làm chủ chính mình.
BÀI LÀM
Trong cuộc sống muôn hình vạn trạng, có rất nhiều thứ mà con người luôn mơ ước, theo đuổi và hằng mong sẽ có được. Đó có thể là tiền tài, danh vọng, giàu sang, hạnh phúc,...Nhưng bạn đã bao giờ nghe đến việc theo đuổi đam mê , như ai đó đã từng nói" Theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn". Bàn về đam mê, cũng có ý kiến cho rằng: " Con người phải đồng thời tạo ra và chế ngự niềm đam mê".
Câu nói trên thật có ý nghĩa khi đã đưa ra một quan điểm mới, một góc nhìn khác về đam mê. Vậy " đam mê" là gì? Đó là sự yêu thích, hứng thú đến mức cao độ với một đối tượng nào đó trong cuộc sống. Đối tượng ấy có thể là con người, công việc, cảnh vật, thú vui... Đam mê là cảm giác mong muốn, khát khao có được ai đó hay làm được gì đó, bị hấp dẫn bởi một sự vật, sự việc. Đông thời trong câu nói còn đưa ra hai khái niệm trái ngược nhau" tạo ra" và " chế ngự". Đó là việc vừa khơi gợi nuôi dưỡng, phát triển, vừa kìm nén, khống chế sự đam mê ấy. Bằng cách nói thú vị, ý kiến đã nêu ra cho con người một bài học về việc làm sao để theo đuổi đam mê một cách đúng đắn. Đó chính là phải phải biết tạo ra cho bản thân đam mê nhưng cũng phải biết kìm nén niềm đam mê ấy . Khi đó thì những đam mê mới mang lại giá trị tích cực cho con người.
Đây là một ý kiến đúng đắn,là kim chỉ nam cho mỗi người muốn trở nên thành công trong cuộc sống. Có thể dễ nhận thấy, câu nói có 2 vế rõ rêt. Thứ nhất, đó là " con người phải tạo ra đam mê". Vậy tại sao lại như vậy? Bởi lẽ niềm đam mê giúp con người có hứng thú, có động lực tích cực để làm việc, học tập, sáng tạo. Không có niềm đam mê, con người trở thành những cái máy vô hồn, mọi công việc đều thực hiện miễn cưỡng theo bổn phận, nghĩa vụ, sĩ diện bởi sự thúc đẩy bên ngoài mà không có sự giục giã, hối thúc mãnh liệt bên trong; và tất nhiên như thế sẽ không thể có kết quả tốt. Đối với mỗi người, chỉ khi được làm những việc mà mình thật sự yêu thích thì họ mới có thể toàn tâm toàn ý theo đuổi . Đam mê sẽ dẫn lỗi cho con người để từ đó, mỗi hành động, mỗi việc làm đều trở nên hứng thú hơn, nhiệt huyết hơn. Đam mê chẳng khác nào ngọn lửa truyyền cho ta cảm hứng trong lao động, trong học tập. Nếu so sánh một công việc giữa 2 con người,một người thì có đammê, người còn lại thì không. Chắc hẳn người có đam mê sẽ hoàn thành công việc một ccách tốt hơn và sáng tạo hơn rất nhiều. Khi làm việc với đam mê có nghĩa là chúng ta đang thưởng thức công việc chứ không phải đang lao động vất vả.
Bên cạnh đó, niềm đam mê giúp con người nâng cao chất lượng cuộc sống bởi những hứng thú tích cực với thế giới bên ngoài, đó có thể là những cảnh sắc thiên nhiên, có thể là thể thao, thưởng thức nghệ thuật... Con người sẽ mạnh mẽ, năng động và thân thiện hơn với cuộc sống, con người, cảnh vật; sẽ được bồi đắp tâm hồn, rèn luyện thêm tính cách...Cuộc sống con người đâu chỉ xoay quanh cơm áo gạo tiền mà còn nhiều thứ xung quanh nữa.Vì vây, đam mê sẽ tạo cảm hứng cho con người về một sở thích nhất định về thế giới bên ngoài để mà con người óc thể hăng say, tích cực khám phá sau những giờ lao động,học tập căng thẳng. Cuối cùng, niềm đam mê giúp con người có khả năng được hưởng hạnh phúc vì đam mê là điều không thể thiếu được trong tình yêu và hôn nhân ; quan hệ lứa đôi và gia đình sẽ miễn cưỡng, lạnh lẽo nếu thiếu đam mê.
Ở vế còn lại của câu nói, con người cũng cần phải biết " chế ngự niềm đam mê". Chắc hẳn không ít người đặt ra câu hỏi tại sao cho vấn đề này. Chế ngự đam mê là một điều cần thiết vì đam mê giống như ngọn lửa có thể thắp sáng đường đi, cuộc đời, đem lại sức sống, sự ấm áp cho trái tim con người nhưng nếu không biết cách chế ngự, ngọn lửa ấy cũng có thể bùng cháy và thiêu đốt chính con người. Đam mê , nếu đó là những điều chính đáng, đúng đắn, hợp lẽ phải thì có lẽ sẽ chẳng bao giờ bị phán xét hay chê trách. Thế nhưng, ngược lại thì có những đam mê theo chiều hướng tiêu cực, như một vũng bùn lầy, nếu con người bước một chân vào đó, thì khó có thể nào mà thoát ra và sẽ tự nhấn chìm bản thân mình. Không những thế, cuộc sống luôn đa diện, sự đam mê quá mức vào một lĩnh vực hay bình diện nào đó sẽ khiến con người mất đi sự cân bằng, thậm chí sẽ méo mó về tính cách.Sự đam mê nếu bị đẩy tới cao độ sẽ hút kiệt cả tinh thần và thể chất con người, họ sẽ mất đi khả năng cảm nhận thế giới xung quanh với những sắc màu phong phú, đa dạng khác. Trong cuộc sống, điều gì cũng có giới hạn riêng của nó. Giới hạn như một cái vạch dãđược định sẵn nhưng lại khá mỏng manh và dễ dàng bị lấn chiếm. Vượt quá giới hạn thì mọi thứ đều trở nên không tốt.Giới hạn là một sợi dây vô hình giữa tốt và xấu, vượt quá giới hạn của cái tốt là lấn sân sang cái xấu. Và đam mê cũng tương tự, đi quá giới hạn của đam mê thì nó không còn là đam mê nữa. Sự đam mê nhiều khi gắn liền với việc con người phải hi sinh những giá trị nào đó xung quanh mình hoặc trong chính bản thân mình : gia đình, bạn bè, nhân cách... Con người phải biết tạo ra, nuôi dưỡng và chế ngự niềm đam mê, phải biết làm chủ chính mình.Làm chủ chính mình có lẽ là một trong những điều khó khăn nhất. Làm chủ bản thân để không gây nên những hậu quả xấu mà phải hối hận mãi về sau. Làm chủ chính mình cũng tức là làm chủ đam mê. Đừng để phần người lấn át phần con và đừng để những đam mê thái quá hủy hoại cả một con người vốn tốt đẹp.
Trong cuộc sống, chúng ta được chứng kiến rất nhiều người với khả năng tạo ra đam mê và chế ngự đam mê đã dẫn đến thành công. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một bộ phận những người không biết tạo ra đam mê cho bản thân, sống một cách lặng lẽ qua ngày và những người không biết khống chế đam mê và đã có những hành động thái quá. Đó là những hành vi đáng phê phán.
Câu nói là cả một bài học lớn. Về mặt nhận thức, mỗi người cần phải biết làm thế nào để tạo ra và đồng thời chế ngự niềm đam mê cho bản thân mình. Và nhận thức ấy phải được cụ thể hóa bằng hành động. Là học sinh, còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải biết tạo ra đam mê trong học tập , lao động để mỗi giờ học tập và làm việc bổ ích và có hiẹu quả hơn. Đó có thể là đam mê với 1 môn học, 1 môn nghệ thuật hay đơn giản là một môn thể thao,...
Hãy theo đuổi đam mê một cách có lí trí để đam mê không đơn giản chỉ là đam mê mà còn góp ích cho cuộc sống của mỗi người.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK