Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 bang 1 doan van phan tich cai hay cai dep...

bang 1 doan van phan tich cai hay cai dep cua nhung cau hat ve tinh cam gia dinh :

Câu hỏi :

bang 1 doan van phan tich cai hay cai dep cua nhung cau hat ve tinh cam gia dinh : cong cha nhu nui ngat troi nghia me nhu nuoc o ngoai bien dong nui cao bien rong menh mong cu lao chin chu ghi long con oi

Lời giải 1 :

Bài ca dao khẳng định công lao sinh thành, dưỡng dục to lớn của cha mẹ đối với con cái và nhắc nhở bổn phận, trách nhiệm của con cái là báo đền chữ hiếu:

Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông.

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Đây là lời hát ru của bà, của mẹ trên cánh võng đong đưa giữa trưa hè nóng bức hay trong những đêm đông giá rét. Am điệu của lời ca giống như lời tâm tình thủ thỉ, thiết tha, sâu lắng. Lời ru thường gắn liền với những quan hệ tình cảm gia đình và xã hội. Trên đời này, không có bài hát ru nào mà mối quan hệ giữa người nghe và người hát lại gần gũi, ấm áp, thiêng liêng như ở bài này.

Để khẳng định công cha, nghĩa mẹ, ca dao thường lấy những hình ảnh lớn lao, vĩnh hằng của thiên nhiên để so sánh. Trong văn chương phương Đông, vai trò của người cha thường được ví với trời, với núi; vai trò của người mẹ ví với đất hoặc ví với biển trong các cặp biểu tượng truyền thống (cha – trời, mẹ - đất, cha – núi, mẹ - biển). Những hình ảnh ước lệ đẹp đẽ ấy lại được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ (núi ngất trời – núi cao, biển rộng mênh mông). Bởi vì chỉ có những hình ảnh lớn lao, kì vĩ ấy mới diễn tả nổi công ơn của cha mẹ. Núi ngất trời, biển rộng mênh mông không thể nào đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ đối với các con kể sao cho xiết! Công cha sánh đôi với nghĩa mẹ cũng là cách nói đối xứng truyền thống trong ca dao – dân ca. Nhờ nghệ thuật so sánh tài tình mà lời giáo huấn khô khan về chữ hiếu đã biến thành lời ru ngọt ngào, êm ái. Vì thế mà khái niệm trừu tượng về công cha, nghĩa mẹ cũng trở nên cụ thể, sinh động và thấm thía hơn.

Công cha, nghĩa mẹ được đúc kết lại ở Cù lao chín chữ. (Cách nói đảo ngược của Chín chữ cù lao - thành ngữ thường được dùng để nhắc đến công ơn cha mẹ). Lời nhắn nhủ chan chứa ân tình về công cha, nghĩa mẹ, về đạo làm con dần dần thấm qua dòng sữa ngọt ngào, qua lời ru êm ái, cứ từng ngày, từng ngay nuôi dưỡng tâm hồn và nhan cách của mỗi chúng ta.

Thảo luận

Lời giải 2 :

phân tích:

câu 1:

công cha như núi ngất trời

⇒ chỉ sự làm việc cần cù, siêng năng của người cha đối với gđ

câu trên có dùng từ so sánh "như" để so sánh công của cha làm việc đó giống như núi ( ⇒ núi ngất trời chỉ 1 loại núi cao hơn trời, từ ngữ ở đây là "ngất")

í ở đây muốn nói: sự cần cù làm việc của người cha nuôi gđ đấy rất lớn, còn nhiều và rộng hơn trời

câu 2:

nghĩa mẹ như nc ở ngoài biển đông

⇒ chỉ tình yêu thương, sự chăm sóc của người mẹ đối với con mk ko bao giờ hết, nhiều như nước biển

( biển thì nước ko bao h hết nên í câu văn này là người mẹ giống thế)

câu 3:

núi cao biển rộng mênh mông

⇒ câu này nhằm bổ sung ý nghĩa cho 2 câu trên

núi cao tượng trưng cho người cha và biển rộng mênh mông chỉ người mẹ

câu 4:

cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

⇒ cù lao chín chữ ở đây có nghĩa là nói về công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề (có trong SGK/35 sách ngữ văn 7 phần chú thích 1)

câu này muốn nói là phải biết quý trọng, ghi nhớ công lao nuôi dưỡng của cha mẹ đối với mk

chúc bạn học tốt nè!!

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK