Trang chủ Lịch Sử Lớp 10 so sánh giữa văn hóa giữa cổ đại phương đông...

so sánh giữa văn hóa giữa cổ đại phương đông và cổ đại phương tây câu hỏi 24046 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

so sánh giữa văn hóa giữa cổ đại phương đông và cổ đại phương tây

Lời giải 1 :

Bạn tham khảo nhé!
image

Thảo luận

Lời giải 2 :

Tiêu chíVăn hóa cổ đại phương ĐôngVăn hóa cổ đại phương tâyLịch và thiên văn học

 – Do nhu cầu nông nghiệp của con người mà lịch pháp và thiên văn học ở nơi đây được ra đời từ rất sớm.

 – Họ đã biết đến sự chuyển động của mặt trời, mặt trăng.

 – Lịch do người phương Đông tạo ra còn có tên gọi là nông lịch. Có 365 ngày trong một năm và được phân chia làm 12 tháng. 

 – Biết được chu kỳ thời gian và mùa. Đơn vị thời gian của họ là ngày, tuần, tháng, năm. Đồng thời họ cũng chia năm thành các mùa là mùa mưa (hay mùa nước lên), mùa khô (hay mùa nước xuống) và mùa gieo trồng đất bãi.

 – Họ đo được thời gian bằng ánh sáng của mặt trời và từ đó họ tính được 1 ngày có 24h. 

 – Cư dân cổ đại phương Tây đã tính được ra một năm có 365 ngày và ¼ ngày. Họ đã định ra 1 tháng lần lượt có 30 và 31 ngày và riêng tháng 2 của năm có 28 ngày. 

 – Người Hy lạp đã hiểu chính xác hơn về trái đất và hệ mặt trời. 

Chữ viết

 – Do nhu cầu ghi chép và lưu trữ thông tin nên chữ viết đã được ra đời. Sự ra đời của chữ viết chính là phát minh lớn nhất của loài người. 

 – Chữ viết đã xuất hiện ở Lưỡng Hà và Ai Cập vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN.

 – Khi mới bắt đầu là chữ tượng hình (chính là việc vẽ ra những điều mà họ muốn truyền đạt). Về sau con người sáng tạo thêm chữ ký hiệu biểu thị khái niệm trừu tượng. 

 – Thời gian trôi qua con người bắt đầu cách điện hóa chữ viết tượng hình thành các nét và thực hiện ghép các nét theo quy ước để có thể phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi được gọi là chữ tượng ý.

 – Người Rôma, Hy Lạp đã sáng tạo ra chữ viết cổ từ rất sớm. Tuy nhiên chữ của họ lúc đó có quá nhiều hình, nét và kí hiệu nên khả năng trở nên phổ biến bị hạn chế.

 – Họ đã sáng tạo ra hệ thống chữ cái A, B, C… Khi mới được tạo ra bảng chữ cái của họ chỉ có 20 chữ cái, về sau có thêm 6 chữ cái nữa và trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay. 

 – Hệ chữ số La Mã ngày nay chúng ta thường sử dụng để đánh số các đề mục lớn cũng được ra đời trong thời kỳ này.

Khoa học

 – Toán học được ra đời rất sớm ở phương Đông do nhu cầu cần tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi bị ngập nước và tính toán trong xây dựng

 – Khi mới bắt đầu người phương Đông viết các chữ số từ 1 đến 10 bằng những ký hiệu đơn giản. 

 – Người Ai Cập cổ đại đã tính ra số pi-3,16; biết được cách tính diện tích của hình tam giác, hình tròn; thể tích của hình cầu… 

 – Người Lưỡng Hà đã biết làm các phép toán cộng, trừ, nhân, chia… phát minh ra chữ số 0

Thời cổ đại của Hy Lạp – Rô ma những hiểu biết khoa học của con người mới thực sự trở thành học. Những định lý toán học, vật lý được ra đời. Những nhà khoa học nổi tiếng của các nước cổ đại phương Tây có thể kể đến trong các lĩnh vực khác nhau có thể kể đến như:

 – Toán học có: Ta-lét,  Ơ-clít, Pi-ta-go… 

 – Vật lý có: Ác-si-mét

 – Sử học có: Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít, Ta-xít… họ đã đưa lịch sử vượt qua thời kỳ ghi chép tản mạn, họ đã tập hợp, phân tích và trình bày các dữ kiện lịch sử theo hệ thống. 

Nghệ thuậtNghệ thuật kiến trúc của phương Đông thời kỳ cổ đại phát triển rất phong phú. Tiêu biểu là thành Babylon của Lưỡng Hà, Kim tự tháp của Ai cập…Những công trình kiến trúc cách đây nghìn năm còn lưu lại đến ngày nay đã chứng minh sự tài năng và sự sáng tạo của con người cổ đại phương Đông.*Về kiến trúc:

 – Người Hy Lạp cổ đại đã để lại cho nhân loại rất nhiều tượng và đền đài tuyệt mỹ như: Người lực sĩ ném đĩa, thần vệ nữ Mi-lô, nữ thần Athena đội mũ chiến binh…

 – Người Rô-ma cũng có nhiều công trình kiến trúc đáng chú ý như đền đài, đấu trường, máng dẫn nước… Những công trình kiến trúc của Roma đồ sộ và thiết thực nhưng lại kém phần tinh tế, tươi tắn và gần gũi như những công trình của Hy Lạp.

*Về văn học: 

 – Hy Lạp nổi bật với  những bản hùng ca nổi tiếng của Hô me là Iliad, Ôđixê. Bên cạnh đó thời kỳ này cũng xuất hiện 1 số nhà văn có tên tuổi như Etxi, Sô phốc, Bripít.

 – Nhà văn thời kỳ này chủ yếu những biên kịch, các tác phẩm văn học đa số là kịch bản. Có thể nói kịch bản chính là hình thức nghệ thuật phổ biến nhất. 

 – Người Rô-ma đã tự nhận kế thừa văn học – nghệ thuật của người Hy Lạp. 

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK