Lời giải 1 :
1.
DÀN Ý ĐOẠN VĂN
* Mở đoạn: giới thiệu vấn đề nghị luận: tình đồng chí trong tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu.
* Thân đoạn:
+ giải thích nghĩa từ "đồng chí". Tại sao lại là đồng chí mà không là đồng đội?
+ biểu hiện của tình đồng chí trong bài thơ:
a. Tình đồng chí xuất phát từ nguồn gốc cao quý
– Xuất thân nghèo khổ: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá
– Chung lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu
– Từ xa cách họ nhập lại trong một đội ngũ gắn bó keo sơn, từ ngôn ngữ đến hình ảnh đều biểu hiện, từ sự cách xa họ ngày càng tiến lại gần nhau rồi như nhập làm một: nước mặn, đất sỏi đá (người vùng biển, kẻ vùng trung du), đôi người xa lạ, chẳng hẹn quen nhau, rồi đến đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
– Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ : Đồng chí (một nốt nhấn, một sự kết tinh cảm xúc).
b. Tình đồng chí trong cuộc sống gian lao:
– Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê: nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo (ruộng nương… gửi bạn, gian nhà không … lung lay), từ “mặc kệ” chỉ là cách nói có vẻ phớt đời, về tình cảm phải hiểu ngược lại), giọng điệu, hình ảnh của ca dao (bến nước, gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết.
– Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm: những chi tiết đời thường trở thành thơ, mà thơ hay (tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh,…) ; từng cặp chi tiết thơ sóng đôi như hai đồng chí bên nhau : áo anh rách vai / quần tôi có vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá / chân không giày ; tay nắm / bàn tay.
– Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu : Thương nhau tay nắm lấy bàn tay (tình đồng chí truyền hôi ấm cho đồng đội, vượt qua bao gian lao, bệnh tật).
c. Tình đồng chí trong chiến hào chờ giặc
– Cảnh chờ giặc căng thẳng, rét buốt : đêm, rừng hoang, sương muối.
– Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu : chờ giặc.
– Cuối đoạn mà cũng là cuối bài cảm xúc lại được kết tinh trong câu thơ rất đẹp : Đầu súng trăng treo (như bức tượng đài người lính, hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí, cách biểu hiện thật độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thần chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ,…
* Kết đoạn: chốt lại vấn đề, Đồng Chí của Chính Hữu là một định nghĩa xúc động về tình đồng chí
Thảo luận
--
Câu 2:
PHẦN 1: Câu kết "Đồng chí"
Tiếng gọi “Đồng chí” với nhà thơ Chính Hữu và những người lính khi ấy đã nói lên một tình cảm lớn lao, mới mẻ, phát hiện chân lý của thời đại: Đi theo ánh sáng của Đảng, cách mạng và Bác Hồ kính yêu. Vì vậy, từ “đồng chí” họ gọi nhau như ngọn lửa của niềm tin, vẫn cháy mãi, bập bùng, không bao giờ tắt, ngọn lửa thắp sáng đêm đen của chiến tranh, giúp họ vượt qua bao khó khăn trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Đây cũng là tiếng gọi trùng với nhan đề bài thơ, thể hiện những ý nghĩa sâu sắc và kết cấu lặp hài hòa, chặt chẽ.
PHẦN 2: Câu kết "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!"
Trong thiếu thốn, các anh đã cùng chia sẻ ốm đau bệnh tật, cũng trải qua những cơn sốt rét rừng ghê gớm, cùng chia sẻ những thiếu thốn về vật chất, bằng niềm lạc quan “miệng cười buốt giá”, bằng tình yêu thương gắn bó “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Hình ảnh “miệng cười buốt giá” gợi nụ cười lạc quan bừng lên trong giá lạnh xua tan đi sự khắc nghiệt của chiến trường. Các anh nắm tay nhau để chuyền cho nhau hơi ấm, để động viên nhau vượt qua khó khăn gian khổ. Đó là cái nắm tay đầy yêu thương của những con người vào sinh ra tử. Họ nhận ra cuộc sống ngắn ngủi và họ trao cho nhau cái nắm tay ấm áp. Cái nắm tay của tình thân, của những người đồng cam cộng khổ, của lời động viên cùng nhau cố gắng.
PHẦN 3: Câu kết "Đầu súng trăng treo":
Hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong thơ Chính Hữu:
“Đầu súng trăng treo” là câu kết bài thơ Đồng chí. cũng là một biểu tượng đẹp về người chiến sĩ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.
Trong đêm phục kích giữa rừng, bên cạnh hình ảnh thực là súng, là nhiệm vụ chiến đấu tạo nên con người chiến sĩ thì cái mộng, cái trữ tình là trăng.
Hình ảnh trăng tạo nên con người thi sĩ. Hình ảnh chiến sĩ, thi sĩ hài hòa với nhau trong cuộc đời người lính cách mạng.
Hai hình ảnh tưởng là đốì lập nhau đặt cạnh nhau tạo ra ý nghĩa hòa hợp vô cùng độc đáo. Súng là chiến đấu gian khổ, hi sinh, là hiện thực. Còn trăng là tượng trưng cho hòa bình, gợi lên sự đẹp đẽ thơ mộng, dịu dàng và lãng mạn.
Người lính cầm súng để bảo vệ hòa bình, khát khao hòa bình, không ngại gian khổ hi sinh. Súng và trăng: cứng rắn và dịu hiền, chiến sĩ và thi sĩ, có người còn gọi đây là một cặp đồng chí.
Chính Hữu đã thành công với hình ảnh “đầu súng trăng treo” - một biểu tượng thơ giàu sức gợi cảm.
“Đầu súng trăng treo” đã trở thành một biểu tượng đẹp của người lính cách mạng Việt Nam hiện thực và lãng mạn, chiến sĩ và thi sĩ.
Câu 3: DÀN BÀI GỢI Ý (viết đoạn văn không xuống dòng)
I. Mở đoạn: giới thiệu vấn đề (tình bạn đẹp)
II. Thân đoạn:
1. Khẳng định tình bạn trước hết cần phải có sự chân thành
- Mình chân thành với bạn thì bạn mới tin mình
- Khi bạn có lòng tin với mình thì bạn mới bộc lộ những băng khoăn thắc mắc và chia sẻ với mình.
- Sự chân thành là cơ sở của tình bạn chân chính và bền lâu
2. Thể hiện sự chân thành trong tình bạn
- Phải tin bạn, không lừa dối, không vụ lợi
- Thông cảm, chia sẻ khó khăn với bạn
- Đồng cảm với bạn bất cứ chuyện vui buồn, khó khăn
- Rộng lượng tha thứ những lỗi lầm của bạn
- Gắn bó tình bạn thân thiết với tập thể, không chia rẻ khỏi tập thể.
3. Nêu dẫn chứng về tình bạn tốt, giúp nhau vượt qua khó khăn
4. Cần làm gì để có tình bạn đẹp
III. Kết đoạn
- Nêu ý nghĩa về tình bạn
- Liên hệ bản thân Rút gọnCâu 2:
PHẦN 1: Câu kết "Đồng chí"
Tiếng gọi “Đồng chí” với nhà thơ Chính Hữu và những người lính khi ấy đã nói lên một tình cảm lớn lao, mới mẻ, phát hiện chân lý của thời đại: Đi theo ánh sáng của Đảng, cách mạng và Bác Hồ kính yêu. Vì vậy, từ “đồng ... xem thêm