Trang chủ Lịch Sử Lớp 10 So sánh tính chất nhà Nước cổ đại phương đông...

So sánh tính chất nhà Nước cổ đại phương đông Và nha Nước cổ đại phương tây câu hỏi 97059 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

So sánh tính chất nhà Nước cổ đại phương đông Và nha Nước cổ đại phương tây

Lời giải 1 :

* Thời gian tồn tại

Các quốc gia cổ đại phương Đông: Thiên niên kỉ IV. TCN – năm 221 TCN

Các quốc gia cổ đại phương Tây: Đầu thiên niên kỉ I.TCN – năm 476

* Điều kiện hình thành

Các quốc gia cổ đại phương Đông:

1.ĐK tự nhiên:

- Thuận lợi:

+ Đồng bằng ven sông rộn, đất đai phì nhiêu, mềm xốp, dễ canh tác.

+ Lượng mưa đều đặn phân bố theo mùa.

+ Khí hậu ấm nóng (trừ Trung Quốc).

- Khó khăn: lũ lụt, hạn hán…

2.ĐK kinh tế:

- Cư dân biết sử dụng đồng thau.

- Sống chủ yếu bằng nghề nông => yêu cầu: trị thủy (đắp đê, đào kênh dẫn nước…)

- Kết hợp nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm.

3.ĐK xã hội:

- Cư dân tập trung khá đông theo từng bộ lạc trên các thềm đất cao gần sông.

- Công việc trị thủy khiến mọi người gắn bó, liên kết trong tổ chức công xã, cần có 1 người có uy tín, tổ chức

=> Các điều kiện trên khiến nhà nước phương Đông ra đời sớm, phạm vi lãnh thổ rộng.

Các quốc gia cổ đại phương Tây:

1.ĐK tự nhiên:

- Đồng bằng nhỏ hẹp (do đồi núi chia cắt); phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên.

- Đất canh tác ít, không màu mỡ, chủ yếu là đất ven đồi khô và rắn => công cụ đồng không có tác dụng.

- Khí hậu ấm áp, trong lành.

2.ĐK kinh tế:

- Cư dân biết sử dụng sắt từ đầu thiên niên kỉ I.TCN.

- Sống chủ yếu bằng nghề thủ công và thương nghiệp.

3. ĐK xã hội:

- Cư dân không có điều kiện tập trung đông ở một nơi (do ĐK tự nhiên).

- Mỗi vùng, mỗi mỏm bán đảo là giang sơn của một bộ lạc. Khi XH có giai cấp hình thành thì đây cũng là một nước.

* Sự phát triển kinh tế

Các quốc gia cổ đại phương Đông:

- Nông nghiệp tưới nước đóng vai trò chủ  yếu, kết hợp với nghề thủ công như làm gốm, dệt vải, đan lát...

- Đặc điểm: khép kín, tự cung, tự cấp.

Các quốc gia cổ đại phương Tây:

*Nông nghiệp:

- Trồng cây lâu năm (nho, ô liu…)

- Trồng lúa ở nơi đất mềm nhưng vẫn phải mua lúa mì, lúa mạch của Ai Cập, Tây Á…

* Thủ công nghiệp:

- Nhiều thợ giỏi, khéo tay.

- Có nhiều xưởng thủ công chuyên sản xuất một mặt hàng có chất lượng cao.

* Thương nghiệp:

- Bán: rượu nho, dầu ô liu, đồ mĩ nghệ, đồ dùng kim loại, đồ gốm…

- Mua: lúa mì, súc vật, lông thú, tơ lụa, hương liệu, xa xỉ phẩm.

- Nô lệ là hàng hóa quan trọng bậc nhất. Đê-lốt, Pi-rê … trở thành trung tâm buôn bán nô lệ lớn của thời cổ đại.

- Các thị quốc có đồng tiền riêng (đồng Đê-na-ri-us của Rô ma, đồng tiền có hình chim cú của Aten vào loại cổ nhất TG)

=> Kinh tế phát triển mau lẹ, Hi Lạp – Rôma trở thành các quốc gia giàu mạnh.

Xã hội

Các quốc gia cổ đại phương Đông:

3 tầng lớp: quý tộc, nông dân công xã, nô lệ

Các quốc gia cổ đại phương Tây:

3 tầng lớp: chủ nô, bình dân, nô lệ

- Chủ nô: giàu có, có thế lực chính trị.

- Bình dân: tự do, có nghề nghiệp, không là LLSX chính.

- Nô lệ: đông nhất, LLSX chính nhưng không có quyền tự do dân chủ.

=>Chế độ chiếm hữu nô lệ.

→ Nô lệ >< Chủ nô

=> Nô lệ đấu tranh. Tiêu biểu: KN Xpactacut (73 – 71TCN)

* Chính trị

Các quốc gia cổ đại phương Đông

Chế độ chuyên chế cổ đại

- Đứng đầu: vua (quyền lực tối cao, Ai Cập gọi là Pharaon (cái nhà lớn), Lưỡng Hà gọi là Enxi (người đứng đầu), Trung Quốc goi là Thiên tử…)

- Giúp việc vua là bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc, có nhiệm vụ: thu thuế, chỉ huy xây dựng và quân đội.

 

* Nguyên nhân dẫn đến CĐ chuyên chế:

- Sự hình thành quốc gia dựa trên liên minh các bộ lạc.

- Nhu cầu trị thuỷ, chống ngoại xâm.

=> Cần người tài giỏi chỉ huy tập trung, thống nhất.

 Các quốc gia cổ đại phương Tây:

* Chế độ dân chủ chủ nô (trong các thị quốc)

- Không có vua.

- Cơ quan quyền lực cao nhất:

   + Hội đồng 500 (có vai trò như “quốc hội”, thay mặt dân quyết định công việc trong nhiệm kì 1 năm)

+ Đại hội công dân.

=> Nhận xét:

- Thể chế dân chủ đó phát triển cao nhất ở Aten.

- Tiến bộ hơn phương Đông.

- Bản chất (hạn chế): dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô với nô lệ.

* Thị quốc là là một quốc gia trong đó thành thị là chủ yếu.

- Nguyên nhân ra đời:

    + Đất đai bị chia cắt.

    + KT: nghề buôn và thủ công

    + Dân cư sống tập trung ở thành thị.

* Văn hóa

Các quốc gia cổ đại phương Đông

* Cơ sở hình thành:

- KT: NN lúa nước là chủ yếu.

- CT: chế độ chuyên chế cổ đại.

- XH: 3 tầng lớp (quý tộc, nông dân công xã, nô lệ)

- KT công thương nghiệp, công cụ sắt. Yêu cầu của KT công thương nghiệp luôn cần chính xác, tỉ mỉ => luôn cần cải tiến.

- CĐ chiếm nô khiến một tầng lớp quý tộc chủ nô chỉ lo làm chính trị và sáng tạo văn hóa, KH.

Các quốc gia cổ đại phương Tây

- Thể chế dân chủ chủ nô tạo ko khí tự do tư tưởng => đem lại giá trị nhân văn, hiện thực cho ND văn học.

- Học hỏi, kế thừa thành tựu văn hóa phương Đông.

a. Lịch và thiên văn:

- Lịch ra đời sớm nhất ở phương Đông do nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

→ Nông lịch: một năm có 365 ngày, chia thành 12 tháng

- Quan sát nhiều tinh tú.

- Biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.

a. Lịch:

- Nâng cao hiểu biết, chính xác hơn lịch phương Đông.

- Hiểu biết chính xác về Trái Đất và hệ Mặt Trời, biết Trái Đất hình quả cầu tròn.

- Người Roma tính được một năm có 365 ngày và 1/4

 b. Chữ viết:

- Nguyên nhân ra đời: nhu cầu ghi chép, lưu trữ.

- Thành tựu:

  + Dạng chữ: chữ tượng hình, chữ tượng ý.

   + Phương tiện ghi chữ: đất nung (Lưỡng Hà), giấy papirus (Ai Cập), thẻ tre, lụa bạch(Trung Quốc).

- Ý nghĩa: là phát minh lớn của loài người, là biểu hiện đầu tiên và cơ bản của văn minh.

- Hạn chế: khó học, khó nhớ, khó phổ biến.

b. Chữ viết: đơn giản (do yêu cầu cuộc sống bôn ba trên biển, trình độ phát triển kinh tế)

  - Hệ chữ cái Rôma

- Hệ chữ số La Mã.

=> Ý nghĩa lớn, tính phổ biến cao.

 c. Văn học: mới chỉ có văn học dân gian truyền miệng, sau đó mới được ghi lại (phương Đông)

c. Văn học:

- Hi Lạp có anh hùng ca nổi tiếng của Hô-me: I-li-át và Ô-đi-xê

- Thần thoại.

- Thơ.

- Kịch: phổ biến nhất, được ưa chuộng nhất (vì có kèm theo hát)

=> Mang tính nhân đạo, đề cao cái đẹp cái thiện, phản ánh các quan hệ trong xã hội.

d. Toán học:

- Nguyên nhân ra đời: nhu cầu tính toán diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, trong xây dựng

-Thành tựu: (phương Đông)

+ Chữ số: số của người Ấn Độ.

+ Người Ai Cập giỏi hình học.

+ Người Lưỡng Hà giỏi số học.

=> Còn đơn giản và sơ lược nhưng rất giá trị.

d. Sự ra đời của khoa học: (phương Tây)

- Toán học:

   + Định lí, định đề.

   + Nhiều nhà toán học.

- Vật lí: Acsimet.

- Sử học: nhiều nhà sử học và tác phẩm nổi tiếng.

- Địa lí: Xtrabôn.

=> Khoa học thực sự trở thành khoa học.

e. Kiến trúc:

- Phong phú.

- Đồ sộ: Kim tự tháp, Vườn treo Babilon…=> Thể hiện sự lớn mạnh của quốc gia và quyền lực của nhà vua.

e. Nghệ thuật:

NT tạc tượng thần, xây đền, kiến trúc đạt đỉnh cao.

=>Nhận xét:

- Thành tựu quan trọng nhất là chữ viết.

(Vì đây là phát minh lớn biểu hiện đầu tiên của văn minh loài người)

- Phương Đông là cái nôi của văn minh nhân loại

=>Nhận xét:

- Đến văn hóa phương Tây cổ đại, khoa học mới thực sự trở thành khoa học

- Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển cao hơn của văn hóa phương Tây so với phương Đông (= cơ sở hình thành)

Thảo luận

Lời giải 2 :

Quốc gia cổ đại phương Đông:

* Mặt tự nhiên

+Thời gian: thiên niên kỉ IV - III TCN

+Vị trí: trên các lưu vực con sông lớn: sông Nil, Lưỡng Hà, Ấn - Hằng, Hoàng Hà, ...

+Đất đai: màu mỡ, phí nhiêu, dễ cày cấy ; đồng bằng rộng lớn

+Khí hậu: nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều

=> Phù hợp cây lương thực

* Mặt kinh tế: nghề nông (chăn nuôi, trồng trọt), thủ công nghiệp (làm gốm, dệt vải) ; sử dụng công cụ bằng đồng, đá, gỗ, tre

* Mặt xã hội: gồm có 3 giai cấp: Quý tộc (Vua, quan lại, tăng lữ, chủ đất, quý tộc), Nông dân công xã , Nô lệ

* Mặt chính trị: chế độ quân chủ chuyên chế - quân chủ trung ương độc quyền

* Mặt văn hoá: lịch pháp (1 năm 365 ngày, gồm 12 tháng), thiên văn học ; toán học ; kiến trúc

Quốc gia cổ đại phương Tây:

* Mặt tự nhiên

+Thời gian: thiên niên kỉ I TCN

+Vị trí: trên đồi núi ven Địa Trung Hải

+Đất đai: ít màu mỡ, khô cằn, khó cày cấy ; đất canh tác ít

+Khí hậu: ôn đới, trong lành, mát mẻ

=> Phù hợp cây lưu niên (nho, ô-liu, ...)

* Mặt kinh tế: thủ công nghiệp, thương nghiệp, hàng hải ; đã có tiền tệ ; sử dụng công cụ bằng sắt

* Mặt xã hội: gồm có 3 giai cấp: Chủ nô, Bình dân, Nô lệ

* Mặt chính trị: chế độ dân chủ chủ nô

* Mặt văn hoá: lịch pháp (1 năm 365 ngày 1/4, tháng 2 có 28 ngày, có năm nhuận năm thường), thiên văn học (mặt trời hình cầu) ; khoa học tự nhiên (phát triển thành nhiều trường phái, là tiền đề cơ sở khoa học sau này); văn (sử thi, diễn xướng) ; kiến trúc

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK